Mai Thị Thanh Xuân

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Lạm phát là một hiện tượng kinh tế gắn liền với sự tồn tại của các nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường. Vì vậy, chống lạm phát cũng là nhiệm vụ thường trực của các quốc gia. Tại Việt Nam, sau 11 năm liên tục lạm phát được kìm giữ ở mức thấp (1 con số), thì đến năm 2007 lạm phát đã quay trở lại tốc độ “phi mã”, với mức 12,63%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng kinh tế (8,44%); trong đó các mặt hàng tăng giá cao nhất là thực phẩm (21,16%), vật liệu xây dựng (17,12%), lương thực (15,4%), phương tiện đi lại và bưu điện (7%)...

Lạm phát cao đã có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, làm chao đảo cuộc sống của dân chúng, trong đó hai nhóm đối tượng có thu nhập thấp phải chịu gánh nặng lạm phát lớn nhất là: những người sống chủ yếu dựa vào tiền lương như công nhân, viên chức, người về hưu, người hưởng trợ cấp xã hội khác... (vì tốc độ tăng tiền lương thì tính bằng năm, còn tốc độ tăng giá thì tính bằng tháng); và nông dân và những người kinh doanh nhỏ lẻ (vì tốc độ tăng chi phí “đầu vào” cao hơn tốc độ tăng giá bán “đầu ra” của họ).

Để giảm bớt gánh nặng lạm phát cho người có thu nhập thấp, trước mắt cần: Tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo và Tăng cường giám sát, quản lý giá cả thị trường; còn về lâu dài thì phải Nâng cao chất lượng công tác dự báo về sự biến động giá cả thị trường trong nước và quốc tế.

References

[1] Võ Đại Lược, Lạm phát ở Việt Nam, đánh giá và giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Lạm phát ở Việt Nam hiện nay - nguyên nhân và giải pháp, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 3 năm 2008.
[2] Đỗ Đức Định, Chống lạm phát ở Việt Nam trước và từ khi đổi mới, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Lạm phát ở Việt Nam hiện nay - nguyên nhân và giải pháp, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 3 năm 2008.
[3] Lưu Ngọc Thơ, Minh Trí, Ba bất cập trong kiềm chế lạm phát năm 2007 ở nước ta, Tập san Hà Nội Hội nhập và Phát triển, số 1 (2008) 16.