Vũ Thanh Hương

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Đàm phán dịch vụ trong vòng Doha hầu như không tiến triển so với những kết quả đã đạt được từ năm 2006. Các quốc gia đều thể hiện sự thận trọng, thăm dò thái độ và chính sách của các nước khác với rất ít nỗ lực tự do hóa mới được đưa ra. Mặc dù các bản chào trong vòng Doha nhìn chung cao hơn mức cam kết trong vòng Uruguay, trong rất ít trường hợp các bản chào của các nước cao hơn hiện trạng. Ngành dịch vụ viễn thông và tài chính tuy được đánh giá là có mức độ tự do hóa khá cao nhưng các chính phủ vẫn tiếp tục hạn chế số lượng các nhà cung cấp dịch vụ và mức độ sở hữu của các doanh nghiệp nước ngoài trong các công ty viễn thông và các ngân hàng. Các dịch vụ chuyên ngành, bán lẻ và vận tải biển đạt mức độ tự do hóa thấp. Mở cửa tiếp cận thị trường theo Phương thức 4 vẫn là mâu thuẫn lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. Nguyên nhân của tình trạng trì trệ trong đàm phán dịch vụ khá nhiều, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Để thúc đẩy mở cửa thị trường dịch vụ, các nước đang phát triển cần có cách tiếp cận chủ động. Một mặt, các nước đang phát triển cần bảo vệ thị trường dịch vụ nội địa trước sức ép của các nước phát triển, mặt khác nỗ lực phát triển nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để nâng cao năng lực hoạch định và thực hiện chính sách dịch vụ cũng như theo sát tình hình đàm phán dịch vụ trong vòng Doha, từ đó ủng hộ kết thúc đàm phán thương mại dịch vụ một cách hợp lý.

References

[1] Adlung, R. (2006) Commitments under GATS:Overview of Current Schedules: Trade in Services Division, WTO
[2] Adlung, R. (2006). Services Negotiations in the Doha Round: Lost in Flexibility? Journal of International Economic Law, 9(4), 865-893.
[3] Adlung, R. (2009). Services Liberalization from a WTO/GATS Perspective: in Search of Volunteers: Economic Research and Statistics Division, WTO.
[4] Bộ Công Thương. (2007). Đàm phán dịch vụ trong vòng Doha và các nước đang phát triển [Electronic Version]. NCIEC from http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?1559.
[5] Bouët, A., Orden, D., & Mevel, S. (2006). More or less ambition in the Doha Round? Modeling the development impact of trade proposals. Paper presented at the Global Economic Analysis.
[6] Decreux, Y., & Fontagné, L. (2006). A Quantitative Assessment of the Outcome of the Doha Development Agenda: CEPII.
[7] Gootiiz, B., & Mattoo, A. (2009). Services in Doha: What's on the table? : The World Bank.
[8] Khanh, N. C. (2006). Servces negotiation in Doha Round and its aftermaths on Vietnam. Hanoi: Ministry of Industry and Trade.
[9] Kinnman, S., & Lodefalk, M. (2006). Economic implications of the Doha round. Paper presented at the Global Economic Analysis. from https://www.gtap.agecon.purdue.edu/resources/res_display.asp?RecordID=2006.
[10] MUTRAP II. (2008). Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới: giải thích các điều kiện gia nhập. Hà Nội: Nhà Xuất bản Lao động - Xã hội.
[11] Polaski, S. (2006). Winners and Losers : Impact of the Doha Round on Developing Countries: Carnegie Endowment for International Peace.
[12] Self, R. J., & Zutshi, B. K. (2004). Phương thức 4: Thách thức và cơ hội đàm phán. In A. Mattoo & A. Carzaniga (Eds.), Di chuyển con người để cung cấp dịch vụ (pp. 41-88): Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin.
[13] WTO. (2008). Elements required for the completion of the Services Negotiations
[14] WTO. (2009). Services database (Publication. Retrieved 1/6/2009, from WTO: http://tsdb.wto.org/default.aspx
[15] Yen, C. G. (2003). Developing countries cautioned against services liberalization committments in GATS/WTO. Geneva: UNCTAD Commission on Trade.