Kết quả đo GPS thời kỳ 2012-2013 và biến dạng kiến tạo hiện đại khu vực Tây nguyên và lân cận
Main Article Content
Abstract
Đánh giá vận tốc chuyển động kiến tạo hiện đại và tốc độ biến dạng kiến tạo hiện đại có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc đánh giá tai biến địa chất khu vực Tây nguyên. Trên cơ sở đo 2 chu kỳ GPS vào các năm 2012-2013, sử dụng phần mềm BERNESE 5.0, chúng tôi đã xác lập được vận tốc chuyển động kiến tạo hiện đại tại 12 điểm đo với tốc độ chuyển dịch kiến tạo hiện đại về phía đông giao động từ 22 -25 mm/năm và chuyển dịch về phía nam với tốc độ giao động từ 5-8 mm/năm trên hệ tọa độ toàn cầu ITRF08. Một số nơi, hãn hữu có tốc độ chuyển dịch về phía đông đạt tới 28 mm/năm hoặc chuyển dịch về phía nam chỉ 1 mm/năm. Sai số tốc độ chuyển dịch kiến tạo về phía đông giao động trong khoảng 1.2 mm/năm và về phía nam giao động trong khoảng 0.9 mm/năm. Liên kết với giá trị đo GPS từ mạng lưới Châu Á -Thái bình Dương và từ các đề tài khác, chúng tôi đã xác định được giá trị tốc độ biến dạng giao động từ 50 nano tới 100 nano biến dạng với sai số giao động trong khoảng 50 nano biến dạng. Trục biến dạng nén cực đại giao động theo phương bắc nam. Các hoạt động địa chấn hầu như yếu ớt, chỉ có phần ven rìa phía bắc Tây Nguyên có khả năng phát sinh động đất kích thích. Vùng hồ chứa bùn đỏ Tân Rai và Nhân Cơ về cơ bản nằm trong khu vực bình ổn về kiến tạo, không thấy dấu vết của chuyển động phân dị trong giai đoạn Đệ Tứ. Đới đứt gãy Sông Ba có biểu hiện hoạt động trong giai đoạn Đệ Tứ nhưng kích thước đứt gãy hạn chế.
Từ khóa: GPS, Vận tốc tuyệt đối, kiến tạo hiện đại, vận tốc biến dạng, trục biến dạng nén cực đại, trục biến dạng giãn cực đại.
References
[2] Hu G. & J. Dawson (2010), The Asia Pacific Regional Geodetic project (APRGP) GPS solution (1997-2008), XXIV FIG, (www.icsm. gov.au/icsm/FIG/CongressPaper4113.pdf.)
[3] Phan Trọng Trịnh & nnk., 2010a. Nghiên cứu hoạt động kiến tạo trẻ, kiến tạo hiện đại và địa động lực Biển Đông làm cơ sở khoa học cho việc dự báo các dạng tai biến liên quan và đề xuất các giải pháp phòng tránh. Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài mã số: KC.09.11/06-10. Lưu trữ Viện Địa chất (446 trang).
[4] Phan Trọng Trịnh & nnk., 2010b. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nguy cơ dầu tràn và các biến cố địa chất tự nhiên trên vùng biển Việt Nam. Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài mã số: KC.09.11BS/06-10. Lưu trữ Viện Địa chất (401 trang).
[5] Phan Trọng Trịnh, 2012. Kiến tạo trẻ và địa động lực hiện đại vùng biển Việt Nam và kế cận, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 332 trang.
[6] Phan Trọng Trịnh, 2013. Tràn dầu tự nhiên và mối liên quan với kiến tạo vùng biển Việt Nam và kế cận. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 308 trang.
[7] Phan Trọng Trịnh &nnk, 2013. Đánh giá gradient chuyển dịch kiến tạo trong Pleistocen muộn và hiện đại khu vực dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Báo cáo đề tài Điện hạt nhân Ninh Thuận, mã số NT-2012. Lưu trữ Viện địa chất.
[8] Nguyễn Hồng Phương & nnk,2014. Nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm động đất và sóng thần tại khu vực ninh thuận và lân cận phục vụ công tác thẩm định địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Báo cáo đề tài điện hạt nhân Ninh Thuận, mã số : 02-2012/HĐ-ĐTĐL. Lưu trữ Viện vật lý địa cầu.
[9] Rangin, C., Le Pichon, X., Mazzotti, S., Pubellier, M., Chamot-Rooke, N., Aurelio, M., Walpersdorf, A., Quebral, R., 1999. Plate convergence measured by GPS across the Sundaland/Philippine Sea plate deformed boundary: the Philippines and eastern Indonesia. Geophys. J. Inter., 139, 296–316.
[10] Hoang N., Flower M.F.J., Carlson R.W., 1996. Major, trace element, and isotopic compositions of Vietnamese basalts: interaction of hydrous EM1-rich asthenosphere with thinned Eurasian lithosphere. Geochim. Cosmochim. Acta, 60/22: 4329-4351.
[11] Hoang N., Flower M.F.J., 1998. Petrogenesis of Cenozoic basalts from Vietnam: implications for origins of a 'diffuse igneous province'. J. Petrol., 39/3: 369-395.
[12] Nguyễn Kinh Quốc, Lê Ngọc Thước, 1979. Phun trào bazan Kainozoi muộn Nam Trung Bộ. Địa chất và khoáng sản, 1: 137-158. Liên đoàn Bản đồ địa chất, Hà Nội.
[13] Nguyễn Xuân Hãn, Nguyễn Trọng Yêm, Nguyễn Hoàng, Cung Thượng Chí, Phạm Tích Xuân., 1991. Hoạt động núi lửa Kainozoi muộn Nam Trung Bộ. Địa chất, 202-203: 33-41, Hà Nội.
[14] Phạm Tích Xuân, Nguyễn Hoàng, Lee Hyun Koo, 2003. Đặc điểm thành phần nguyên tố vết và đồng vị trong bazan Kainozoi muộn tại Việt Nam và ý nghĩa kiến tạo của chúng. TC Các Khoa học về Trái đất, 25/4: 449-510. Hà Nội.
[15] Calais, E., M. Vergnolle, V. San'kov, A. Lukhnev, A. Miroshnitchenko, S. Amarjargal, and J. Deverchere (2003), GPS measurements of crustal deformation in the baikal-Mongolia area (1994–2002): Implications for current kinematics of asia, J. Geophys. Res., 108(B10), 2501, doi:10.1029/2002JB002373.
[16] Gan, W., P. Zhang, Z. K. Shen, ZH. Niu, M. Wang, Y. Wan, D. Zhou, J. Cheng (2007), Present-day crustal motion within the Tibetan Plateau inferred from GPS measurements, J. Geophys. Res. 112, B08416, doi: 10.1029/2005JB 004120.
[17] Phan Trong Trinh, Ngo Van Liem, Nguyen Van Huong, Hoang Quang Vinh, Bui Van Thom, Bui Thi Thao, Mai Thanh Tan, Nguyen Hoang, 2012. Late Quaternary tectonics and seismotectonics along the Red River fault zone,North Vietnam. Earth-Science Reviews 114, 224–235.
[18] Phan Trong Trinh, Hoang Quang Vinh, Nguyen Van Huong, Ngo Van Liem, 2013. Active fault segmentation and seismic hazard in Hoa-Binh reservoir, Vietnam, Cent. Eur. J. Geosci. 5(2) , P. 223-235.
[19] Galgana, Gerald; Hamburger, Michael; McCaffrey, Robert; Corpuz, Ernesto; Chen, Qizhi, 2007. Analysis of crustal deformation in Luzon, Philippines using geodetic observations and earthquake focal mechanisms. Tectonophysics, Volume 432, Issue1-4, p.63-87.
[20] Iwakuni, M., T. Kato, H. Takiguchi, T. Nakaegawa, and M. Satomura (2004), Crustal deformation in Thailand and tectonics of Indochina peninsula as seen from GPS observations, Geophys. Res. Lett., 31, L11612, doi:10.1029/2004GL020347.
[21] Michel; Yue Qui Yu, Sheng Yuan Zhu, Christoph Reigber, Matthias Becker, Ewald Reinhart, Wim Simons, Boudewijn Ambrosius, Christophe Vigny, Nicolas Chamot-Rooke, Xavier Le Pichon, Peter Morgan, Saskia Matheussen, 2001, Crustal motion and block behaviour in SE-Asia from GPS measurements. EPSL187 (2001) 239-244.
[22] Niu Z., M. Wang, et al. (2005), Contemporary velocity field of crustal movement of Chinese mainland from Global Positioning System measurments. Chinese Science Bulletin. 50, 1-3.
[23] Shen Z.K., J. Lu, M. Wang, & R. Burgmann (2005), Contemporary crustal deformation around the southeast borderland of the Tibetan Plateau, J. Geophys. Res., 110, B11409, doi: 10.1029/2004JB003421.
[24] Simons W. J. F., A. Socquet, C. Vigny, B. A. C. Ambrosius, S. Haji Abu, Chaiwat Promthong, C. Subarya, D. A. Sarsito, S. Matheussen, P. Morgan, & W. Spakman (2007), A decade of GPS in Southeast Asia: Resolving Sundaland motion and boundaries, J. Geophys. Res., 112, B06420, doi:10.1029/2005JB003868,
[25] Socquet, A., W. Simons, C. Vigny, R. Mccaffrey, C. Subarya, D. Sarsito, B. Ambrosius, and W. Spakman (2006a), Microblock rotations and fault coupling in SE Asia triple junction (Sulawesi, Indonesia) from GPS and earthquake slip vector data, J. Geophys. Res., 111, B08409, doi:10.1029/ 2005JB003963.
[26] Vigny C., J. F. Simons, S. Abu, B. Ronnachai, S. Chalermchon, Ch. Nithiwathn, C. Subarya, A. Socquet, K. Omar, H. Z. Abidin, B.A.C. Ambrosius (2005), Insight into the 2004 Sumatra-Andaman earthquake from GPS measurements in southeast Asia. Nature, 436, 201-206.
[27] Zhang, P., Z. Shen, M. Wang, W. Gan, R. Burgmann, P. Molnar, Q. Wang, Z. Niu, J. Sun, J. Wu, H. Sun, and X. You (2004), Continuous deformation of the Tibetan Plateau from Global Positioning System data, Geology, 32, 809–812.
[28] Duong Ch. C., K.L. Feigl, (1999), geodetic measurement of horizontal strain across the Red River fault near Thac Ba, Vietnam, 1963–1994. J. Geodesy, 73, 298-310.
[29] Feigl, K. L., D. C. Cong, M. Becker, T. D. To, K. Neumann, and N. Q. Xuyen (2003), Insignificant horizontal strain across the Red River Fault near Thac Ba, Vietnam from GPS measurements 1994–2000, Geophys. Res. Abstr., 5, 04707.
[30] Nguyễn Hồng Phương & nnk,2014. Nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm động đất và sóng thần tại khu vực ninh thuận và lân cận phục vụ công tác thẩm định địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Báo cáo đề tài điện hạt nhân Ninh Thuận, mã số : 02-2012/HĐ-ĐTĐL. Lưu trữ Viện vật lý địa cầu.
[31] Trần Đình Tô và Nguyễn Trọng Yêm, 2004. Chuyển động hiện đại vỏ trái đất lãnh thổ Việt Nam theo số liệu đo GPS. Tc Các khoa học về Trái đất. Số 4 (T26), tr 579-586.
[32] Beavan, J., P. Tregoning, M. Bevis, T. Kato, and C. Meertens (2002), Motion and rigidity of the Pacific Plate and implications for plate boundary deformation. J. Geophys. Res. 107(B10), 2261, doi:10.1029/ 2001JB000282.
[33] Bock, Y., L. Prawirodirdjo, J. Genrich, C. Stevens, R. McCaffrey, C. Subarya, S. Puntodewo, and E. Calais (2003), Crustal motion in Indonesia from Global Positioning System measurements, J. Geophys. Res., 108(B8), 2367, /2001JB000324.
[34] Chamote-Rooke, N., and X. L. Pichon (1999), GPS determined eastward Sundaland motion with respect to Eurasia confirmed by earthquake slip vectors at Sunda and Philippine Trenches, EPSL 173, 439–455.
[35] Chen, Z., B. C. Burchfiel, Y. Liu, R. W. King, L. H. Royden, W. Tang, E. Wang, J. Zhao, and X. Zhang (2000), Global Positioning System measurements from eastern Tibet and their implications for India/Eurasia intercontinental deformation, J. G. R., 105(16), 215–227.
[36] Feigl K.L., D, C. Agnew, Y. Bock, D. Dong, A. Donnellan, B.H. Hager, T.A. Herring, D.D. Jackson, T.H. Jordan, R.W. King, S. Larsen, K.M. Larson, M.M. Murray, Z. Shen, F.W. Webb (1993). Space geodetic measurement of crustal deformation in central and southern California, 1984-1992, J. Geophys. Res. 98, 21677-21712.