Phạm Toàn Thiện

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Hầu như không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ đã bất ngờ nổ ra vào giữa năm 2007. Cuộc khủng hoảng này có tác động mạnh đến cả hệ thống tài chính lẫn nền kinh tế thực. Các cơ quan điều tiết tài chính của Mỹ, từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ủy ban Chứng khoán (SEC) cho tới Bộ Tài chính đều đã phải vào cuộc nhằm giải quyết khủng hoảng. Nguồn gốc ban đầu của cuộc khủng hoảng tồi tệ này là sự chứng khoán hoá các khoản cho vay mua nhà không đủ tiêu chuẩn. Thứ nhất, cơ chế cho vay đã bị đơn giản hoá, dựa hoàn toàn vào những đánh giá của các công ty đánh giá mức độ tín nhiệm, dẫn đến nhiều khoản vay không đủ chuẩn. Thứ hai, cơ chế chứng khoán hoá đã đánh đồng các khoản vay đủ chuẩn và không đủ chuẩn, gây ra cả bong bóng nhà đất lẫn chứng khoán. Kiến nghị của bài viết này là cần xem xét lại chức năng của chứng khoán hoá với tư cách là một công cụ tài chính, tránh việc đầu tư chủ yếu dựa vào đánh giá của các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm, tìm ra phương thức định giá tài sản trong điều kiện thiếu thanh khoản, tăng tính minh bạch về rủi ro ngân hàng và suy ngẫm về mô hình kinh doanh mới.

Bài viết sử dụng khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn trong hệ thống tài chính toàn cầu như một ví dụ về tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong các tổ chức tài chính. Cũng như Oxy, quản trị rủi ro chỉ được quan tâm khi thiếu nó. Thông thường, khi quản trị rủi ro hoạt động, chúng ta xem nhẹ nó, song khi nó ngừng hoạt động thì hệ thống “chuyển động” chậm lại và dừng hẳn...

References

Tài liệu tham khảo