Lê Thị Hồng Điệp

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Bài báo tập trung làm rõ hai vấn đề sau:

Thứ nhất, tổng kết kinh nghiệm trọng dụng nhân tài trong khu vực công và khu vực sản xuất, kinh doanh để hình thành nền kinh tế tri thức của các quốc gia châu Á. Đối với khu vực công, bài báo nhấn mạnh tới kinh nghiệm đào tạo và sử dụng nhân tài, đặc biệt là đội ngũ nhân tài trẻ của Singapore; kinh nghiệm xây dựng quy trình khoa học cho việc phát hiện, đánh giá và tuyển chọn nhân tài của Hàn Quốc; sự linh hoạt trong tuyển dụng và bố trí công việc cho nhân tài của Trung Quốc. Đối với khu vực sản xuất, kinh doanh, bài báo nêu những kinh nghiệm thu hút nhân tài người nước ngoài bằng những ưu đãi và ràng buộc thông qua kênh giáo dục đại học của Singapore và những kinh nghiệm trong việc thu hút Hoa kiều tài năng của Trung Quốc.

Thứ hai, đề xuất 5 gợi ý cho Việt Nam - một quốc gia đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước tiếp cận kinh tế tri thức để thay đổi vị thế quốc gia trong tương lai. Trong những đề xuất đó, có những đề xuất mang tính chiến lược ở tầm quốc gia, có những đề xuất cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương.

References

[1] Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên), Phát triển kinh tế tri thức, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
[2] Phạm Quang Phan, Những vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học, Hà Nội, 2002.
[3] http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/01/766826/
[4] http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/01/766697/
[5] http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/01/766697/
[6] http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/01/766697/
[7] http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/01/766697/
[8] http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/01/766697/