Bùi Đại Dũng, Phạm Thu Phương

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Quan điểm "Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển" [1] nêu trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng là một định hướng đúng đắn bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu đã có bài viết phân tích về nội dung chính trị, triết học, kinh tế - xã hội của định hướng này. Để góp phần làm rõ khái niệm “công bằng xã hội” trong bối cảnh phát triển bền vững, bài viết cung cấp một số minh chứng định lượng về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, với một số nhận định: (i) Công bằng xã hội phải bảo đảm khuyến khích tối đa khả năng đóng góp và hạn chế tối thiểu khả năng gây hại của mỗi cá nhân đối với xã hội; (ii) Việc cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục cho nhóm nghèo mang ý nghĩa kinh tế quan trọng (không đơn thuần mang tính đạo đức). Đó là chi phí cần thiết và hiệu quả nhằm bảo đảm mức toàn dụng lao động xã hội đồng thời hạn chế những tổn hại cho xã hội trong tương lai; (iii) Nhóm giàu cần được khuyến khích làm giàu chính đáng với tư cách là nhóm đầu tàu thúc đẩy xã hội phát triển đi đôi với việc ngăn ngừa hành vi làm giàu bất chính, trong đó có hành vi trục lợi từ ngoại ứng tiêu cực.

References

[1] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
[2] Bùi Văn Nhơn, Công bằng xã hội - mục tiêu cốt lõi trong chính sách xã hội của Đảng ta, Tạp chí Cộng sản số 10 tháng 5/2007.
[3] Tổng cục Thống kê: Số liệu của Tổng cục Thống kê xuất bản thường niên 1987-2006
[4] Lê Cần Tĩnh, Mấy suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, Tạp chí triết học, số 7/2006.
[5] Minot Nicolas (IFPRI), Bob Baulch (IDS) và Michael Epprecht (IFPRI) (2003), Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam: Các yếu tố về địa lý và không gian.
[6] Phạm Xuân Nam, Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cộng sản, số 1/2007.
[7] Viện khoa học xã hội Việt Nam và UNDP (2008), Tổng kết sau 20 năm đổi mới của Việt Nam.
[8] Báo cáo phát triển thế giới 2006: Công bằng và Phát triển, Ngân hàng Thế giới, 2007.
Báo cáo các chỉ số phát triển thế giới (WDI) từ năm 1997 đến 2006, Ngân hàng Thế giới.