Phạm Xuân Hoan

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Trong mấy thập niên cuối của thế kỷ thứ 20 và những năm đầu của thế kỷ thứ 21, các nước đang phát triển ở Châu Á đã giành được những mức tăng trưởng vượt bậc. Dù vậy, những người dân của họ lại không được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế một cách đồng đều, dẫn tới gia tăng sự bất bình đẳng cả về thu nhập lẫn các dịch vụ xã hội. Nếu sự bất bình đẳng này kéo dài sẽ làm tổn thương đến chính sự tăng trưởng của nền kinh tế. Chính vì thế, các nước đang phát triển này đã và đang bắt tay vào thực hiện chiến lược tăng trưởng công bằng. Bài viết lập luận rằng, chiến lược tăng trưởng công bằng mà các nước đang phát triển theo đuổi cần phải bao gồm hai trụ cột chính là: thứ nhất, phải tạo ra được tăng trưởng kinh tế cao và bền vững nhằm tạo ra các cơ hội việc làm tốt và toàn dụng; thứ hai, phải làm cho mọi người có được sự tiếp cận một cách công bằng tới các cơ hội kinh tế và việc làm đó. Trong chiến lược này, khu vực tư nhân sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra kinh tế tăng trưởng cao và bền vững. Vai trò trọng tâm của chính phủ là xây dựng và duy trì một môi trường kinh doanh tốt bằng cách xử lý những lỗ hổng của thị trường, những yếu kém về định chế, đầu tư vào hạ tầng và nhân lực, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì luật pháp, v.v… Đối với trụ cột thứ hai, làm cho mọi người có được sự tiếp cận một cách công bằng tới các cơ hội kinh tế và việc làm, chính phủ cần quan tâm tới ba lĩnh vực chính: (i) đầu tư vào giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác để tăng cường năng lực cá nhân người lao động, (ii) xây dựng chính sách và định chế tốt để nâng cao công bằng về mặt kinh tế cũng như xã hội và tạo ra một sân chơi chung bình đẳng, và (iii) xây dựng mạng lưới an sinh xã hội để xoá bỏ đói nghèo cho những người bị thị trường bỏ rơi trong quá trình phát triển.

References

[1] ADB (2006), Key Indicators 2006. Asian Development Bank, Manila.
[2] ADB (2007a), Asian Development Outlook 2007. Asian Development Bank, Manila.
[3] ADB (2007b), Eminent Persons Group Report. Asian Development Bank, Manila.
[4] ADB (2007c), Inequality in Asia. Draft. Asian Development Bank, Manila.
[5] Ali, I. (2007), Pro-Poor to Inclusive Growth: Asian Prescriptions. ERD Policy Brief No. 48, Economics andResearch Department, Asian Development Bank, Manila.
[6] The Central Committee of the Communist Party of Viet Nam (2001), Strategy for Socio-Economic Development 2001 - 2010. Hanoi.
[7] Chaudhuri, S., and M. Ravallion (2007), “Partially Awakened Giants Uncover Growth in China and India”.
[8] L. Alan Winters and S. Yusuf, eds., Dancing with Giants: China, India, and the Global Economy. The World Bank, Washington, DC.
[9] ESCAP, UNDP, and ADB (2006), The Millennium Development Goals: Progress in Asia and the Pacific 2006. Asian Development Bank, Manila. Available: http://www.mdgasiapacific.org/files/shared_folder/documents/MDG-Progress2006.pdf.
[10] Felipe, J., and R. Hasan, eds. (2006), Labor Markets in Asia: Issues and Perspectives. London: Palgrave MacMillan for the Asian Development Bank.
[11] Murshed, S. H., and S. Gates (2006), “Spatial-Horizontal Inequality and the Maoist Insurgency in Nepal”, Review of Development Economics 9(1): 121-34.
[12] Planning Commission of India (2006), Towards Faster and More Inclusive Growth: An Approach to the 11th FiveYear Plan. New Delhi.
[13] State Council of China (2006), The 11th Five Year Plan of National Economy and Social Development of People’s Republic of China 2006 - 2010. Beijing.
[14] Tandon, A., and J. Zhuang (2007), Inclusiveness of Economic Growth in the People’s Republic of China:
[15] World Bank (2007), World Development Indicators Online. Available at: http://ddp-ext.worldbank.org/ext/DDPQQ/member.do?method=getMembers&userid=1&queryId=6.
[16] World Institute for Development Economic Research (2007), World Income Inequality Database. Available at: http://www.wider.unu.edu/wiid/wiid.htm.