Đinh Văn Thông

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Học thuyết Keynes được trình bày trong cuốn sách: lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ. Trong đó, ông phê phán quan điểm của trường phái cổ điển về kinh tế thị trường tự điều tiết, theo đó, không có khủng hoảng và thất nghiệp, nhưng trên thực tế khủng hoảng và thất nghiệp luôn thường trực. Theo Keynes, sở dĩ có khủng hoảng và thất nghiệp là do thiếu sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Học thuyết Keynes nhấn mạnh tới tổng cầu của nền kinh tế vì ông cho rằng sự giảm sút của tổng cầu là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng. Vì vậy, cần phải nâng cao tổng cầu để kích thích kinh tế. Các công cụ kinh tế chủ yếu để điều tiết nhằm nâng cao tổng cầu là chính sách khuyến khích đầu tư, công cụ tài chính và chính sách tài khoá, công cụ tiền tệ và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, sự can thiệp thái quá từ phía Nhà nước cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực, ví dụ như gánh nợ tài chính, tình trạng lạm phát… với những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Đó là những cảnh báo về mặt tiêu cực của việc áp dụng học thuyết Keynes. Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hoàn toàn có thể vận dụng tư tưởng của Keynes để điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô. Hiện nay, khủng hoảng tài chính đang tác động toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Để chống suy giảm kinh tế, Việt Nam cần tập trung vào những giải pháp cấp bách nhằm nâng cao tổng cầu, đó là những giải pháp về kích cầu tiêu dùng và kích cầu đầu tư.

References

[1] John Maynard Keynes (1994), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994.
[2] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Tấn Dũng (2009), Phát huy sức mạnh tổng hợp nỗ lực phấn đấu ngăn chặn suy giảm kinh tế duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội, Nhân dân, 2/1/2009.