Trần Quang Tuyến

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Sau hơn hai thập niên thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mà cốt lõi của nó là quá trình mở rộng sự tự do cho nền kinh tế, đã có những tác động mạnh mẽ tới hầu hết các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Bài viết tập trung làm rõ những nội dung liên quan tới tự do kinh tế và quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mặc dù cho tới nay, Ủy ban Châu Âu (EC) và Mỹ đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá nền kinh tế thị trường nhưng nhìn chung các tiêu chí này mang tính chất định tính và khó định lượng. Vì vậy, xuất phát từ cách đặt vấn đề bản chất của nền kinh tế thị trường là tự do kinh doanh, tự do trao đổi, tự do lao động, hay nói một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất, đó là “tự do kinh tế”. Tác giả đã phân tích quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, được nhìn nhận như là sự mở rộng của mức độ tự do kinh tế trong gần hai thập kỷ qua. Bài viết chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của tự do hoá kinh tế tới sự thịnh vượng kinh tế, gia tăng việc làm, ổn định tiền tệ ở nhiều quốc gia trên thế giới và phân tích quá trình mở rộng tự do kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

References

[1] Farrukh Igbal và Jong-ll You (2002), Dân chủ, Kinh tế thị trường và Phát triển - Từ góc nhìn Châu Á, Ngân hàng Thế giới và NXB Thế giới.
[2] Ngân hàng Thế giới (2008), Báo cáo phát triển Việt Nam 2008 - Bảo trợ xã hội.
[3] Ngân hàng Thế giới (2008), Hội nghị giữa nhiệm kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Sapa.
[4] Nguyễn Công Nghiệp (2006), Phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sách chuyên khảo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[5] Kornai Jánas (2001), Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội tin học Việt Nam.
[6] Richard Bergeron (1995), Phản phát triển, cái giá của chủ nghĩa tự do, sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[7] Werner Zohlnhoefer & Hans - Rimbert Hemmer (1997), Kinh tế thị trường xã hội, tập bài giảng chuyên đề, chương trình hợp tác Việt Đức, Viện Konnra Adenauer xuất bản, Bonn.
[8] Chuyển đổi kinh tế trên thế giới và một số vấn đề lý luận và bằng chứng thực nghiệm mới (2006), Viện Khoa học xã hội Việt Nam, NXB Thế giới.
[9] The 2008 index of economic freedom, p5, xem tại: www.heritage.org.index
[10] Simeon Djankov and Caralee McLiesh (2006), Doing Business Report 2006, xem tại: http://www.doingbusiness.org