Thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự và một số khuyến nghị
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt. Cưỡng chế kê biên tài sản (KBTS) nói riêng, thi hành án dân sự (THADS) nói chung là một
trong những hoạt động quan trọng, nhằm khôi phục và bảo vệ các quan hệ xã hội bị xâm hại. Do
đó, thi hành dứt điểm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật
nhưng được thi hành ngay trên thực tế có ý nghĩa đặc biệt trong việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Hiệu quả của việc cưỡng chế KBTS là cơ sở, tiền đề cho sự thành công và hiệu quả của một vụ thi
hành án về tài sản khi đương sự không tự nguyện thi hành. Song qua nghiên cứu về vấn đề này
chúng tôi thấy rằng trong quá trình áp dụng biện pháp cưỡng chế KBTS để thi hành án gặp rất
nhiều vướng mắc, nhiều nguyên nhân khác nhau gây cản trở cho việc cưỡng chế như: cơ chế quản
lý, hoạt động THADS còn chồng chéo; sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong việc cưỡng chế
còn chưa tốt; hay các nguyên nhân xuất phát trực tiếp từ các quy định của pháp luật về KBTS còn
chưa chặt chẽ, rõ ràng hoặc còn có thiếu sót.
Qua nghiên cứu, phân tích trên chúng tôi thấy rằng: cần đổi mới cơ chế quản lý hoạt động THADS;
tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong thi hành án đặc biệt là trong cưỡng
chế KBTS… Về mặt pháp luật, nên hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án nói chung và các
quy định của pháp luật về cưỡng chế KBTS nói riêng như xây dựng và ban hành Bộ luật THADS,
nghiên cứu triển khai đề án Thừa phát lại.
Ngoài ra, chúng ta phải tăng cường năng lực, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ chấp
hành viên (CHV); tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật về thi hành án để các đương sự tự
nguyện thỏa thuận thi hành và cơ quan thi hành án có thể tranh thủ được sự giúp đỡ, phối hợp của
cá nhân, tổ chức hữu quan trong suốt quá trình thi hành án. Chỉ như vậy mới tạo được điều kiện
thuận lợi cho KBTS và thi hành án sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
References
án dân sự, Thực trạng và phương hướng đổi mới của
Viện nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, 1999.
[2] Xem báo cáo tổng kết ngành thi hành án Thành phố
Hồ Ch* Minh, 2007.