Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Khai thác chung đã trở thành thực tiễn phổ biến trên thế giới từ những năm 60, 70 của thế
kỷ trước và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục. Theo các nghiên cứu lý luận
và trên thực tiễn ở một số vùng biển, khai thác chung thường diễn ra nơi vùng biển chồng lấn và
được sử dụng như một biện pháp hoà bình để giải quyết các xung đột. Tuy nhiên khi nghiên cứu
các thoả thuận khai thác chung nghề cá ở châu Phi, chúng ta sẽ có một cách hiểu rộng hơn về vấn
đề này. Thực tế là, khai thác chung nghề cá châu Phi diễn ra ngay cả ở những vùng biển không
chồng lấn, không có tranh chấp và dường như có giá trị về mặt hợp tác hơn. Với việc phân tích,
đánh giá các hiệp định này, tác giả bài viết hi vọng sẽ đưa ra cách nhìn nhận mới hơn, đầy đủ hơn
về khai thác chung theo nghĩa rộng của “joint development” (cùng phát triển), từ đó rút ra một số bài
học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong hoạt động hợp tác nghề cá với các nước trong khu vực.

References

Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982,) NXB
Chính trị Quốc gia, 1999.
[2] Hazel Fox, Joint development of offshore oil and gas,
The Bristish Institute of International and
Comparative Law, London 1989.
[3] Masahiro Miyoshi, “The Joint Development of
Offshore Oil and Gas in Relation to Maritime
Boundary Delimitation”, Maritime Briefing,
Edited by Clive Schofield, International
Boundaties Research Unit Suite 3P, Mountjoy
research Centre University of Durham, 1999.
[4] R.R. Churchil, A.V. Lowe, The law of the sea,
Edition, 1988.