Đinh Xuân Cường, Nguyễn Trúc Lê

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng trong nước đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng như nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại, tiến dần đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế của Hiệp ước Vốn Basel II. Theo đó, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế của Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng được các ngân hàng đặc biệt chú trọng, nhất là từ năm 2010 đến nay. Việc triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế Basel II theo tiêu chí phù hợp với thực trạng tín dụng trong nước là điều tất yếu và hết sức cần thiết đối với các ngân hàng nội địa. Do đó, việc xem xét sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ và quy định đảm bảo an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng chính là đòn bẩy lớn nhất để các ngân hàng thương mại Việt Nam tiến đến với các quy định của Basel II.

Từ khóa: Quản trị rủi ro, ngân hàng thương mại Việt Nam, Basel II, Thông tư 13/2010/TT-NHNN.

References

[1] Demirgüç-Kunt, A., E. Detragiache, T. Tressel, “Banking on the Principles - Compliance with Basel Core Principles and Bank Soundness”, Journal of Financial Intermediation, Vol. 17 (2008), 511-542.
[2] Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/11/2006 về việc ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.
[3] Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 19 /04/2005 ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
[4] Công ty KPMG, Khảo sát về ngành ngân hàng năm 2013, KPMG Việt Nam, 2013.
[5] Đặng Hoàng Linh, “Hội nhập quốc tế và các rủi ro hệ thống trong lĩnh vực ngân hàng - Bài học cho Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Gia nhập WTO và sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, 2013.
[6] Nguyễn Hương Giang, “Một số khó khăn trong việc thực hiện Basel II đối với các nước đang phát triển”, Tạp chí Ngân hàng, số 12 (2005).
[7] Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú, Đinh Xuân Cường, Lại Anh Ngọc, Phạm Bảo Khánh, “Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu”, Kỷ yếu Hội thảo Diễn đàn kinh tế mùa Xuân - UBKT Quốc hội và UNDP, 2014.
[8] Quyết định 254/2012/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/03/2012 về tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.
[9] Bùi Huy Thọ, “Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng Việt Nam: Kết quả và định hướng”, Kỷ yếu Hội thảo Chuyển động kinh tế vĩ mô và triển vọng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, 2013.
[10] Quyết định 734/2012/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 18/04/2012 về việc ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015.
[11] Nghị định 26/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/04/2014 về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.