Nguyễn Thị Thu Hoài

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thương mại tự do giữa các nước ở ven hai bờ Thái Bình Dương, mục tiêu tiến tới loại bỏ từ 90% trở lên các rào cản về thuế quan cho hàng hóa, dịch vụ của đối tác tham gia hiệp định. Việt Nam kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ TPP, nhưng cũng có không ít khó khăn đang chờ đợi ở phía trước. Khi hiệp định được ký kết, một số lượng lớn lao động tay nghề cao từ các nước sẽ gia nhập vào thị trường lao động nước ta tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước. Bài viết đề cập những cơ hội và thách thức của thị trường lao động Việt Nam khi thực hiện các cam kết về lao động trong TTP, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về chính sách đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan.

Từ khóa: Thị trường lao động Việt Nam, TTP.

References

[1] Peter A. Petri, Michael G. Plummer, Fan Zhai, The Trans-Pacific Partnership and Asia-Pacific Integration: A Quantitative Assessment, Honolulu: East-West Center, 2011.
[2] Hoàng Sỹ Kim, “Dự báo tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đối với Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 220 (2014) 82.
[3] Vũ Cao Đàm, Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo “Lựa chọn giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo đại học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với nhu cầu của thị trường lao động” ngày 26/10/2012 do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg (Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức.
[4] Bùi Sĩ Lợi, “Những bất cập của Bộ luật Lao động hiện hành và một số quan điểm sửa đổi Bộ luật Lao động”, luatdaiviet.vn/.../nhung-bat-cap-trong-bo-luat-lao-dong-hien-hanh.
Tổng cục Thống kê, “Báo cáo về tình hình dân số và việc làm”, 2013.