Đổi mới cơ chế tài chính đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành khoa học cơ bản
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Đổi mới cơ chế tài chính trong hoạt động giáo dục đại học (GDĐH) công lập là cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Các văn bản chỉ đạo của Nhà nước và quan điểm của các nhà quản lý, nhà khoa học khá đồng nhất về nguyên tắc và nội dung đổi mới cơ chế tài chính đối với GDĐH. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế tài chính đối với GDĐH công lập, phân tích các đặc điểm và yêu cầu đổi mới cơ chế tài chính nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành khoa học cơ bản (KHCB) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bài viết đưa ra phương thức triển khai áp dụng thí điểm nội dung đổi mới cơ chế tài chính đối với GDĐH theo phương thức Nhà nước “đặt hàng” đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành KHCB.
Từ khóa: Cơ chế tài chính, đổi mới, giáo dục đại học, khoa học cơ bản.References
[2] Đại học Quốc gia Hà Nội, Đề án đổi mới cơ chế tài chính các ngành KHCB (12/2013).
[3] Nguyễn Trường Giang, Đổi mới cơ chế tài chính GDĐH hiệu quả và công bằng xã hội, Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới cơ chế tài chính (11/2011).
[4] Bộ Tài chính, Báo cáo về Đề án cơ chế tài chính đối với GDĐH công lập, Tài liệu họp Ban chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập ngày 6/11/2012.
[5] Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị định 43 (2011).
Phùng Xuân Nhạ, Đổi mới cơ chế tài chính hướng tới nền GDĐH tiên tiến, tự chủ, Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới cơ chế tài chính đối với GDĐH của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội và Bộ Tài chính (11/2012).