Nguyễn Hồng Sơn

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Trong tác phẩm “Từ bỏ, kiến nghị và trung thành: Phản ứng trước sự suy thoái của các công ty, tổ chức và nhà nước,” Albert O. Hirschman (1970) đã chỉ ra rằng, trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng đứng trước hai lựa chọn khi chất lượng hàng hóa và dịch vụ của công ty mà mình đang sử dụng giảm sút: tẩy chay hoặc tiếp tục sử dụng sản phẩm song sẽ kiến nghị và chỉ trích về vấn đề chất lượng. Giữa hai hành vi đó, sự “trung thành,” được vun đúc qua vốn xã hội là yếu tố quan trọng giúp khách hàng gắn bó với công ty và giúp công ty nhận ra và sửa chữa thiếu sót. Trong trường hợp Việt Nam, bài viết cho rằng có thể nâng cao chất lượng dịch vụ công ở Việt Nam thông qua: Một là đẩy mạnh xã hội hóa các ngành dịch vụ không nhất thiết phải duy trì sự độc quyền nhà nước. Hai là phát triển các tổ chức và hiệp hội người sử dụng dịch vụ để khai thác cơ chế “kiến nghị và chỉ trích” từ phía khách hàng trong các ngành dịch vụ cần phải duy trì độc quyền nhà nước. Ba là nâng cao mức vốn xã hội, từ đó thúc đẩy ý thức trách nhiệm của người dân hơn đối với chất lượng của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam.

References

[1] Bourdieu, Pierre, 1986, "The Forms of Capital", in Handbook of Theory and Research for the Sociology of Education (John Richardson, ed). New York: Greenwood Press, 241-258.
[2] Browne, Michael and Robert Cudeck (1993) “Alternative Ways of Testing Structural Equation Models” in K. Joreskog and K. Bollen (eds) Testing Structural Equation Models London: Sage.
[3] Campbell, Rosie, Keith Dowding and Peter John. 2007, “Modelling the exit--voice trade-off: social capital and responses to public services.” Paper for the “Workshop on structural equation modelling: applications in the social sciences”, Centre for Democracy and Elections, University of Manchester, February 28 2007.
[4] Coleman, J. 1988. “Social capital in the creation of human capital” American Journal of Sociology, 94, S95-S120.
[5] Dowding, Keith, and Peter John. 1996. “Exiting Behavior under Tiebout Conditions: Towards a Predictive Model”, Public Choice 88: 393-406.
[6] Dowding, Keith, Peter John, Thanos Mergoupis, and Mark Van Vugt. 2000. “Exit, Voice and Loyalty: Analytic and Empirical Developments”, European Journal of Political Research 37 (4): 469-495.
[7] Fukuyama, Francis. 1995. Trust: The Social Virtues and the Creation of Prosperity. NY: Free Press.
[8] Fukuyama, Francis. 2001. “Social Capital, Civil Society and Development,” Third World Quarterly, 2001, 22(1): 7-20
[9] Hirschman, Albert O. (1970). Exit, Voice and Loyalty: Responses to Decline in Firms, Organizations and States, Cambridge, Mass.: Harvard University Press.
[10] Putnam, Robert, 2000, Bowling Alone: The Collapse and Revival of American Community, NY: Simon & Schuster.
[11] Verba, S., Schlozman, K. and Brady, H. (1995), Voice and Equality (Cambridge. Mass: Harvard University Press).
Schoppa, Leonard. 2009. Exit, Voice, and Family Policy in Japan: Limited Changes Despite Broad Recognition of the Declining Fertility Problem. May 2009. University of Virginia.