Đào Phú Quý

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Người lao động làm việc trong tổ chức đều có những mối quan tâm và mong muốn riêng. Việc thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của người lao động sẽ tạo động lực và tinh thần để người lao động gắn bó với công việc và làm việc tốt hơn. Do vậy, khuyến khích người lao động làm việc trở thành một trong những nội dung quan trọng nhất trong quản lý nguồn nhân lực. Có rất nhiều quan điểm và trường phái về khuyến khích nhân viên. Trong đó, thuyết nhu cầu của Abraham Maslow là một trong những lý thuyết được thừa nhận rộng rãi nhất. Theo Maslows, các nhu cầu gồm có hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Cấp thấp gồm các nhu cầu sinh học và an ninh, an toàn. Cấp cao gồm các nhu cầu xã hội, tự trọng và sự hoàn thiện. Việc nhu cầu được thỏa mãn và được thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Theo đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người. Như vậy, để khuyến khích và động viên nhân viên, nhà quản lý cần nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể nhu cầu của nhân viên và có biện pháp hữu hiệu để đáp ứng, nghĩa là họ cần biết thỏa mãn nhu cầu của nhân viên một cách hợp lý trong phạm vi có thể mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

References

[1] A.H. Maslow, (1943), A Theory of Human Motivation, Psychological Review 50.
[2] Nguyễn Tiến Đức, (2007), Viện Công nghệ QTNS Châu Á (AMDI), giữ nhân tài: Phải hiểu nhu cầu người lao động http://www.amdi.vn/ ngày 27/01/2007.
[3] Nguyễn Thường Lạng (2005), Thuyết nhu cầu của A.Maslow với việc phát triển kỹ năng khuyến khích nhân viên, http://www.chungta.com/ ngày 22/12/2005.
Hồ Bá Thâm, (2003) Cách tiếp cận hoạt động - nhu cầu, một cách tiếp cận cơ bản của triết học nhân văn về con người. Khoa học con người và phát triển nguồn nhân lực.