Quản lý nhà nước đối với lao động di cư trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Thủ đô Hà Nội
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, áp lực việc làm với khu vực nông thôn ngày càng gia tăng làm cho dòng lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị cũng diễn ra mạnh mẽ. Với sức hấp dẫn về nhiều mặt, Hà Nội đã tạo ra sự thu hút rất lớn đối với lực lượng lao động các vùng ngoại vi và các tỉnh lân cận đến tìm cơ hội việc làm và cải thiện cuộc sống. Thực trạng này đã đặt ra vấn đề cấp thiết trong quản lý nhà nước đối với lao động di cư, nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực quan trọng này cho sự phát triển của Thủ đô. Trên cơ sở một số lý thuyết kinh tế học phát triển về tính quy luật của di chuyển lao động trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và ảnh hưởng của các lý thuyết đó đối với việc quản lý và hoạch định chính sách cho lao động nhập cư, bài viết phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với lao động nhập cư của Hà Nội, chỉ ra những giới hạn của phương pháp quản lý hành chính hiện tại và kiến nghị các biện pháp tăng cường điều tiết, quản lý lao động di chuyển vào Hà Nội bằng phương pháp kinh tế, phù hợp với cơ chế thị trường, đáp ứng mục tiêu phát triển Thủ đô bền vững.
References
[1] Phạm Văn Dũng (2004), Khu vực kinh tế phi chính thức: Thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2] Thái Dương (2009), Làn sóng nhập cư về Hà Nội: Hệ lụy và biện pháp quản lý, Tạp chí Thuế Nhà nước, số 21 (235).
[3] Phan Huy Đường (2010), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] Ngân hàng thế giới (2009), Báo cáo phát triển thế giới: Tái định dạng địa kinh tế, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[5] Nguyễn Thị Kim Nhã (2007), Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội, Tạp chí Thương mại, số 34.
[6] Liên Hợp Quốc (2010), Di cư trong nước và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam: Kêu gọi hành động.
[7] Nguyễn Văn Tiên, Nguyễn Hoàng Mai (2006), Di dân đến các thành phố lớn ở Việt Nam: Những vấn đề thực tiễn và chính sách, Tạp chí Xã hội học, số 3 (95).
[8] Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 10/2008.
Dự thảo luật Thủ đô Hà Nội lần thứ 4.
[2] Thái Dương (2009), Làn sóng nhập cư về Hà Nội: Hệ lụy và biện pháp quản lý, Tạp chí Thuế Nhà nước, số 21 (235).
[3] Phan Huy Đường (2010), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] Ngân hàng thế giới (2009), Báo cáo phát triển thế giới: Tái định dạng địa kinh tế, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[5] Nguyễn Thị Kim Nhã (2007), Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội, Tạp chí Thương mại, số 34.
[6] Liên Hợp Quốc (2010), Di cư trong nước và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam: Kêu gọi hành động.
[7] Nguyễn Văn Tiên, Nguyễn Hoàng Mai (2006), Di dân đến các thành phố lớn ở Việt Nam: Những vấn đề thực tiễn và chính sách, Tạp chí Xã hội học, số 3 (95).
[8] Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 10/2008.
Dự thảo luật Thủ đô Hà Nội lần thứ 4.