Đỗ Xuân Đức

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Bài báo tập trung làm rõ kinh nghiệm truyền thống trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên: đất, rừng, nước của người Thái tại khu vực tái định cư ven hồ thủy điện Sơn La; chỉ ra kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kinh nghiệm khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn lợi mang lại từ tài nguyên đất, rừng, nguồn nước hồ thủy điện đối với các hoạt động sinh kế cộng đồng phù hợp trong điều kiện môi trường mới ven hồ, góp phần hạn chế bồi lắng lòng hồ. Trên cơ sở tham vấn cộng đồng, bài báo đề xuất áp dụng cho việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học khu vực ven hồ thủy điện Sơn La: kết hợp chặt chẽ giữa luật sử dụng tài nguyên đất, nước, rừng với thực hiện quy ước sử dụng, bảo vệ môi trường trong cộng đồng người Thái; giải quyết việc giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình tái định cư sinh sống ven hồ tạo cơ sở pháp lý cho cộng đồng sở hữu đất, rừng; nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế sinh thái bền vững trên cơ sở đánh giá tài nguyên khu vực ven hồ gắn với bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn lợi tự nhiên, bảo vệ các cảnh quan, hệ sinh thái lòng hồ hướng đến mục tiêu phát triển bền vững vùng hồ thủy điện Sơn La.

Từ khóa: Kinh nghiệm truyền thống, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, cộng đồng người Thái, ven hồ thủy điện Sơn La.

References

Ủy ban Nhân dân xã Mường Chiên, Đề án xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2012-2020 xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, Sơn La, 2011, tr.3.
[2] Teshale, Berhanu,Lee,Ralph,Zawdie, Girma, Development Initiatives and Challenges for Sustainable Resource Management and Livelihood in the Lake Tana Region of Northern Ethiopia, 2002
.[3] Srperret, Livelihood Features of Small Scale Fishing Communities: A Case from Singkarak Lake, West Sumatra, Indonesia, 2010.
[4] Gurung, RM Mulmi, KC Kalyan, G Wagle, Cage, fish culture: an alternative livelihood option for communities displaced by reservoir impoundment in Kulekhani, Nepal, 2010.
[5] Hoàng Hữu Bình, Các tộc người miền núi phía bắc Việt Nam và môi trường, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, 1998.
[6] Nguyễn Ngọc Thanh, Tri thức địa phương của người dân sống trong vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2010.
[7] Nguyễn Ngọc Thanh, Trần Hồng Thu, Tri thức địa phương của người Mường trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2009.
[8] Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng, Luật tục Thái, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999.
[9] Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường Sơn La, Dự án quy hoạch, sử dụng đất đai đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2011-2015), xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, Báo cáo chuyên đề bước 2, Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu: hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai, Sơn La, 2011, tr.7.
[10] Đỗ Xuân Đức, Tham vấn cộng động về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ven hồ thủy điện Sơn La, Tạp chí Môi trường, số 10, (2013), tr.39-40.
[11] Lịch Trung Thái, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013.
[12] Đỗ Xuân Đức, Một số vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường ở cộng đồng người Thái ven hồ thủy điện Sơn La, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia Tài nguyên thiên nhiên và Tăng trưởng xanh,Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013, tr. 303.
[13] Đỗ Xuân Đức, Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát thuộc đề tài: Nghiên cứu những biến đổi điều kiện sống, đề xuất giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các cộng đồng cư dân khu vực tái định cư thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La, Đại học Quốc Gia Hà Nội chủ trì (2012-2014), Sơn La, 2013, tr.17.