Ước tính trữ lượng và dự báo sản lượng khai thác nguồn lợi cá ngừ đại dương năm 2013-2014 ở vùng biển xa bờ miền Trung
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Để có được những thông tin hữu ích phục vụ công tác quản lý và khai thác hiệu quả nguồn lợi cá ngừ đại dương, mô hình LCA (Length-based Cohort Analysis) đã được sử dụng trong việc đánh giá trữ lượng, dự báo sản lượng và khả năng khai thác cho phép hàng năm nguồn lợi này. Kết quả áp dụng mô hình tại vùng biển xa bờ miền Trung (6oN-18oN, 107oE-117oE) cho thấy:
1) Sản lượng khai thác năm 2012 đối với cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) là 8172 tấn và trữ lượng đầu năm của quần thể đạt 64871 tấn. Các giá trị tương ứng đối với quần thể cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) là: sản lượng 9871 tấn, trữ lượng 100828 tấn. Sản lượng khai thác như trên mới đạt khoảng trên dưới 10% trữ lượng là còn thấp.
2) Với mức khai thác như năm 2012, giá trị MSY (Maximum Sustainable Yield) đối với quần thể cá ngừ vây vàng là 9821 tấn khi hệ số cường lực tăng 2,8 lần, của quần thể cá ngừ mắt to là 12534 tấn và 3,2 lần. Với tốc độ đầu tư như hiện tại, dự báo sản lượng khai thác hàng năm trong các năm 2013-2014 sẽ đạt cỡ 18300-18700 tấn cá ngừ đại dương.
Từ khóa: Ước tính trữ lượng, Dự báo sản lượng, Cá ngừ đại dương, Vùng biển xa bờ.
References
[2] http://www.agroviet.gov.vn/- Báo cáo thống kê (thủy sản)
[3] Gullad J.A, Fish stock assessment. A mannual of basic method, FAO/Wiley Series on Food and Agriculture, Vol. I. Jonh Wiley & Sons, 1983.
[4] Đoàn Bộ, Lê Hồng Cầu, Bùi Thanh Hùng, Nguyễn Duy Thành,. Ứng dụng mô hình Length-Based Cohort Analysis (LCA) trong nghiên cứu nguồn lợi cá nổi lớn đại dương và quản lý nghề cá ở vùng biển xa bờ miền Trung, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, t26, 3S (2010), 295.
[5] Đoàn Bộ, Nguyễn Xuân Huấn , Ứng dụng mô hình LCA trong nghiên cứu nguồn lợi cá biển và quản lý nghề cá, Tuyển tập Hội nghị Khoa học Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ IV, T.2, Nxb Thống kê (1999) 1081.
[6] Nguyễn Xuân Huấn, Luận án Tiến sỹ sinh học: Đặc điểm sinh trưởng, biến động trữ lượng và dự báo khả năng khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển Bình Thuận-Ninh Thuận, ĐHTH Hà Nội, 1996.
[7] Đoàn Bộ và nnk, Báo cáo tổng kết đề tài KC.09.14/06-10: Ứng dụng và hoàn thiện quy trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản xa bờ, Cục Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội, 2010.
[8] Đoàn Bộ, Trần Chu, Lê Hồng Cầu, Trần Liêm Khiết, Phạm Quốc Huy, Thành phần loài, sản lượng và đặc điểm sinh học một số loài cá nổi lớn đại dương trong các chuyến điều tra khảo sát năm 2008 tại vùng biển xa bờ miền Trung, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, t25, 3S (2009) 381.
[9] Đinh Văn Ưu và nnk, Báo cáo tổng kết đề tài KC.09.03: Xây dựng mô hình dự báo cá khai thác và các cấu trúc hải dương có liên quan phục vụ đánh bắt xa bờ ở vùng biển Việt Nam, Cục Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội, 2005.