Phạm Quang Anh, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là địa phương mang đầy đủ các đặc điểm về tự nhiên và nhân văn của khu vực Bắc Trung Bộ: 1) diện tích đất tự nhiên lớn; 2) lãnh thổ kéo dài từ biên giới phía Tây ra đến biển; 3) diện tích đất có thể sản xuất nông nghiệp hiệu quả không lớn; 4) là nơi hứng chịu nhiều thiên tai và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; 5) là nơi giao thoa giữa lục địa và biển nên mang tính nhạy cảm cao trước những hoạt động của con người, đặc biệt đối với dải cát ven biển;…Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào phát triển được khu vực mang nhiều điều kiện bất lợi như vậy mà vẫn đảm bảo được những tiêu chí của phát triển bền vững?. Mục tiêu của bài báo là dựa trên việc phân tích những đặc điểm, vai trò, cấu trúc và chức năng của mô hình hệ kinh tế sinh thái gia trại trên hệ sinh thái dải cát ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nhằm tìm ra những hướng đi đúng đắn góp phần phát triển bền vững dải cát ven biển Quảng Bình nói riêng và vùng duyên hải Bắc Trung Bộ nói chung.[S1]  Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp các nhà hoạch định chính sách các cấp xây dựng các mô hình hệ kinh tế sinh thái gia trại, nông hộ phù hợp và có thể phát triển tốt trên các khu vực có điều kiện tự nhiên tương đồng như dải cát ven biển Bắc Trung Bộ.

Từ khóa: Huyện Quảng Ninh, Mô hình hệ kinh tế sinh thái gia trại, Dải cát ven biển Bắc Trung Bộ.

 [S1]Tóm tắt hoàn toàn trùng với nội dung phần mở đầu, cần viết lại.

References

[1] Nguyễn Văn Trương, 2006. Các hệ sinh thái kém bền vững và việc lựa chọn khu vực nghiên cứu để xây dựng mô hình làng sinh thái. Viện kinh tế sinh thái - Hà Nội.
[2] Phạm Quang Anh, 1983. Bước đầu nghiên cứu hệ kinh tế sinh thái nhằm giải quyết tận gốc vấn đề “phát triển” và “môi trường” ở Việt Nam nhiệt đới gió mùa. Kỷ yếu hội nghị môi trường Việt Nam lần thứ nhất. Trang 49 -53 Hà Nội.
[3] Phạm Quang Anh, 2005. Tập bài giảng “Cơ sở sinh thái cảnh quan”. Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội.
[4] Phạm Quang Anh, Đào Đình Bắc, Nguyễn Cao Huần, 2002. Quỹ sinh thái lãnh thổ với việc hình thành mô hình hệ kinh tế sinh thái ở vùng núi và dân tộc thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Tạp chí khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, KHTN và CN, I.XVIII, số 2. (trang 1 - 8).
[5] Niên giám thống kê năm 2010, 2011 UBND huyện Quảng Ninh.
[6] Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải, 1999. Mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững. NXB Nông nghiệp Hà Nội.