Nguyễn Hiệu, Đỗ Trung Hiếu, Nguyễn Đình Khang, Phạm Thị Phương Nga

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Vịnh Bái Tử Long thuộc phạm vi hành chính của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Nằm liền kề với Vịnh Hạ Long - di sản thế giới nổi tiếng từ lâu, thách thức lớn nhất để phát triển du lịch ở Bái Tử Long là tìm ra được sự hấp dẫn khác biệt, để tạo ra tính đa dạng trong sự thống nhất phát triển du lịch biển đảo của tỉnh Quảng Ninh. Khác với ở Vịnh Hạ Long chỉ có các đảo đá vôi, Vịnh Bái Tử Long có sự đan xen của cả các đảo đất có diện tích lớn và dân cư sinh sống. Hơn nữa, trong Vịnh Bái Tử Long còn có nhiều bãi cát trắng mịn, trải dài, những bãi triều rộng lớn với hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ thống phễu karst độc đáo có giá trị thẩm mỹ cao. Các dạng địa hình này đóng vai trò quan trọng trong tạo ra những sắc thái du lịch riêng của Vịnh Bái Tử Long. Bài báo trình bày kết quả đánh giá về những giá trị độc đáo của tài nguyên địa mạo ở Vịnh Bái Tử Long theo hệ thống các tiêu chí đánh giá tài nguyên địa mạo, kết quả phân tích về sự khác biệt trong phát triển du lịch lấy tài nguyên địa mạo làm trụ cột ở Vịnh Bái Tử Long so với Vịnh Hạ Long.

Từ khóa: Du lịch, Bái Tử Long, tài nguyên địa mạo.

References

[1] Panizza M. , 1996. Environmental geomorphology. Elsevier Science B.V., Amsterdam. The Netheland, 268p.
[2] Lê Đức An, Uông Đình Khanh, 2012. Địa mạo Việt Nam, Cấu trúc – Tài nguyên – Môi trường. Nxb Khoa học Tự nhiên và công nghệ, Hà Nội, 659 trang.
[3] Pralong, J. P.,2005. A method for assessing tourist potential and use of geomorphological sites. Géomorphologie: relief, processus, environnement, 3, 189-196.
[4] Morgan, R.,1999. A novel, user-based rating system for tourist beaches. J. Tourman, 20, 393-410.
[5] Nguyễn Xuân Khiển, Chu Sin Ke và Trần Tân Văn (biên tập), 2005. Phát triển bền vững các vùng đá vôi ở Việt Nam. Lưu trữ tại Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội, 2005, 35 trang.
[6] Trần Đức Thạnh, Trần Văn Trị, Lê Đức An, Lại Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo, 1998. Hạ Long thời tiền sử. Nxb Thế Giới. Hà Nội, 319tr.
[7] Huy Anh, Waltham Tony, 2004. Hạ Long một di sản địa chất và địa mạo của thế giới, Di sản Văn Hóa, số 8, tr. 81-84.