Thử nghiệm quy trình tích hợp đá vôi và công nghệ đất ngập nước nhân tạo để xử lý mangan, kẽm và sắt trong nước thải mỏ than
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của mỏ than Đông Triều, Quảng Ninh bằng đá vôi và công nghệ đất ngập nước nhân tạo. Nước thải đầu vào có pH: 4; hàm lượng Mn, Zn và Fe tương ứng là 5, 7 và 10 mg/l. Thí nghiệm được thiết kế chảy qua bể đá vôi và dòng chảy mặt - dòng chảy ngầm sử dụng cây sậy (Phragmites australis). Thí nghiệm được thực hiện trong 30 ngày với lưu lượng nước thải là 50 lít/ ngày đêm. Các mẫu nước được lấy cứ mỗi hai ngày ở các điểm vào và ra của bể xử lý để xác định hàm lượng kim loại nặng (KLN) nghiên cứu. Đá vôi có khả năng làm tăng pH nước lên rất nhanh và giảm đáng kể hàm lượng KLN. Hiệu suất xử lý kim loại của dòng chảy ngầm tốt hơn dòng chảy mặt. Kim loại nặng sau khi qua hệ thống đá vôi - dòng chảy mặt và đá vôi - dòng chảy ngầm đều nhỏ hơn giới hạn loại B QCVN40/2011-BTNMT, chứng tỏ khả năng xử lý nước thải của công nghệ tích hợp đá vôi với đất ngập nước nhân tạo là khả thi.
Từ khóa: Kim loại nặng, đá vôi, đất ngập nước nhân tạo, nước thải mỏ than.
References
[2] Nguyen Hoang Nam, Dang Thi Ngoc Thuy, Bui Thi Kim Anh, Nguyen Hong Chuyen, Efficiency of combining limestone, sawdust and microbes to treat Zinc and Manganese in ADM of Mao Khe, Quang Ninh. Journal of Vietnamese Environment, 6 (2014) 58-64.
[3] Đặng Đình Kim, Lê Đức, Trần Văn Tựa, Bùi Thị Kim Anh, Đặng Thị An, Sử dụng thực vật để xử lý ô nhiễm - Phytoremediation. Sách chuyên khảo. Nhà xuất bản nông nghiệp và phát triển nông thôn. 392 trang, 2012.
[4] RotkittikhunP., R. Chaiyarat, M. Kruatrachue, P. Pokethitiyook, A.J.M. Baker, Growth and lead accumulation by the grasses Vetiveria zizanioides and Thysanolaena maxima in lead-contaminated soil amended with pig manure and fertilizer: A glasshouse study. Chemosphere, 2007.
[5] Vymazal J. và Kropfelova J., Wastewater treatment in constructed wetlands with horizontal sub-surface flow. Environmental pollution 14, Springer, 2008.
[6] Viện Khoa học công nghệ mỏ Vinacomin; công ty cổ phần tin học công nghệ môi trường VITE; Các công ty khai thác và chế biến than tại Quảng Ninh, Số liệu quan trắc môi trường của tập đoàn công nghiệp than, khoáng sản Việt Nam các năm 2008 - 2014.
[7] Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm KHCNVN, Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Viện KHCN Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng các loài thực vật thuỷ sinh điển hình cho xử lý nước thải công nghiệp chứa kim loại nặng và nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm, 2007.
[8] Bộ Tài nguyên Môi trường, Quy chuẩn kỹ thuật quôc gia về nước thải công nghiệp. QCVN40:2011/BTNMT, 2011.
[9] Viện Hóa học - Viện Hàn lâm KHCNVN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố: Phát triển công nghệ xử lý đồng thời amoni và asen trong nước ngầm bằng biện pháp kết hợp lọc - trồng cây nhằm phục vụ cấp nước sinh hoạt cho hộ gia đình ở nông thôn (2007- 2008), 2008.