Đánh giá khả năng xử lý kim loại nặng trong nước sử dụng vật liệu chế tạo từ bùn thải mỏ chế biến sắt
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá khả năng hấp phụ kim loại nặng trong nước của vật liệu SBC-400-10S chế tạo từ bùn thải do chế biến quặng sắt thuộc tỉnh Bắc Kạn với 10% thủy tinh lỏng, nung ở nhiệt độ ở 4000C trong 3 giờ. Thí nghiệm được thực hiện trong 25 ngày sử dụng dung dịch pha chế tương tự với nước thải khu chế biến khoáng sản tỉnh Bắc Kạn với nồng độ Mn, Pb, Zn, As và Cd lần lượt là 20; 20; 6; 1và 0,5mg/L. Kết quả nghiên cứu cho thấy vật liệu SBC-400-10S có khả năng xử lý kim loại trong nước với hiệu suất Mn, Zn, Cd, Pb và As tương ứng là 27,9 - 97,6; 73,9 - 97,4; 51,0 - 53,0; 96,4 - 98,2 và 77,5 - 83,3%. Hàm lượng Pb, As, Cd và Mn trong nước sau hấp phụ cao hơn giới hạn trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT cột B cho thấy cần kết hợp với một số công nghệ khác nhằm xử lý nước thải với hàm lượng kim loại cao tại khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: Bùn thải mỏ, hấp phụ, kim loại nặng, mỏ chì kẽm, mỏ sắt, nước thải.
References
[2] F. Fu, Q. Wang, Removal of heavy metal irons from wastewaters: A review, J. Environ. Manage 92 (2011) 407.
[3] L.Moreno, I. Nenetnieks. Long-term environmental impact of tailing deposits, Hydromatallurgy 83 (2006) 176.
[4] J.A. Plant, R. Raiswell, “Principles of environmental geochemistry”, Applied environmental geochemistry, Academic Press, London, (1983) 1 - 39.
[5] M. Abhijit, D.G. Sunando, K.B. Jayant, D. Sirshendu, Adsorption of arsenite using natural laterite as adsorbent, Sep. Purif. Technol, 55 (2007) 350.
[6] R. Petrus, J.K. Warcho, Heavy metal removal by clinoptilolite - An equilibrium study in multi-component systems, Water Res. 39 (5) (2005) 819.
[7] K.G. Bhattacharyya, S.S. Gupta, Pb(II) uptake by kaolinite and montmorillonite in aqueous medium: Influence of acid activation of the clays, Colloids and Surfaces A: Physicochem, Eng. Aspects 277 (2006) 191.
[8] F.S. Zhang, H. Itoh, Iron oxide-loaded slag for arsenic removal from aqueous system, Chemosphere 60 (3) (2005) 319.
[9] Nguyễn Trung Minh, Nghiên cứu chế tạo sản phẩm hấp phụ trên cơ sở nguyên liệu khoáng tự nhiên bazan, đá ong, đất sét để xử lý nước thải ô nhiễm kim loại nặng và asen, Đề tài Cấp nhà nước, KC02.25/06-10.
[10] Trịnh Lê Hùng, Phương pháp phân tích thành phần chính trong xác định sự phân bố khoáng vật sét, oxit sắt bằng tư liệu ảnh vệ tinh LANDSAT, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, 2013.
[11] D. Langmuir, Aqueous Environmental Geochemistry, Prentice Press, 1997.
[12] D.L. Sparks, Environmental Soil Chemistry, Second Edition, Academic Press, 2003.
[13] M.E. Essington, Soil and water chemistry, CRC Press, 2004.
[14] Chen, Li, Kinetic study on removal of copper (II) using goethite and hematite nano-photocatalysts, Journal of Colloid and Interface Science 347 (2010) 277.