Đinh Mạnh Cường, Hoàng Anh Lê, Hoàng Xuân Cơ

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt:Hàng năm, toàn tỉnh Ninh Bình có diện tích gieo cấy lúa khoảng hơn 80 nghìn ha, chiếm tới 93% diện tích cây lương thực có hạt. Thời gian gần đây lượng rơm rạ được đốt ngoài đồng ruộng có xu hướng ngày càng tăng đã tạo ra lượng khí thải lớn, có thể gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Trong nghiên cứu này, các chất ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu phát sinh từ hoạt động đốt rơm rạ trên toàn tỉnh Ninh Bình được thống kê và tính toán. Lượng khí phát thải của các chất CO2, CO, NOx, SO2, PM10, PM2.5, BC được tính toán dựa vào hệ số phát thải ABC EIM. Theo kết quả tính cho 3 trường hợp phát thải thấp, trung bình, cao thì trong giai đoạn năm 2010 đến năm 2015 lượng khí CO2 phát thải luôn đạt giá trị lớn nhất, cụ thể: trường hợp phát thải thấp: khoảng 448,7 ± 1,2 nghìn tấn chiếm 91,5%; trường hợp phát thải trung bình: khoảng 667,7 ± 1,8 nghìn tấn chiếm 91,2%; trường hợp phát thải cao: khoảng 949,6 ± 2,5 nghìn tấn chiếm 89,27% tổng lượng khí phát thải. Trong các chất còn lại, đáng chú ý là PM2.5 và các bon đen (BC) với mức phát thải lần lượt là 1,8 ± 0,005 đến 4,7 ± 0,02 nghìn tấn; 0,28 đến 0,3 nghìn tấn. Nhằm giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, việc sử dụng rơm rạ để trồng nấm, sản xuất phân hữu cơ vi sinh, sản xuất gỗ ép, khí hóa năng lượng... được xem là những hướng đi thích hợp, giảm lượng khí thải độc hại vào môi trường trong thời gian tới. 

Từ khóa:Kiểm kê khí thải, đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng, Ninh Bình.

References

[1] Cục thống kê Ninh Bình, Niên giám thống kê, UBND tỉnh Ninh Bình, 2015.
[2] N. M. Dũng, Ước tính lượng khí thải từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng ở vùng đồng bằng sông Hồng, Tạp chí khoa học và phát triển, 10 (2012) 190-198.
[3] Hoàng Anh Lê, Ước tính lượng khí thải do đốt rơm rạ tại đồng ruộng trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (Các Khoa học Trái đất và Môi trường), Tập 29, trang 26 - 33, 2013.
[4] T. Kanabkaew, N. T. K. Oanh, Development of spatial and temporal emission inventory for crop residue field burning, Environmental Modeling & Assessment, 16 (2011) 453-464.
[5] N. T. Kim Oanh, B. T. Ly, D. Tipayarom, B. R. Manandhar, P. Prapat, C. D. Simpson, et al., Characterization of particulate matter emission from open burning of rice straw, Atmospheric Environment, 45 (2011) 493-502.
[6] D. A. Permadi, N. T. Kim Oanh, Assessment of biomass open burning emissions in Indonesia and potential climate forcing impact, Atmospheric Environment, (2012)
[7] D. G. Streets, K. F. Yarber, J. H. Woo, G. R. Carmichael, Biomass burning in Asia: Annual and seasonal estimates and atmospheric emissions, Global Biogeochemical Cycles, 17 (2003) 1099.
[8] M. Andreae, A. Gelencsér, Black carbon or brown carbon? The nature of light-absorbing carbonaceous aerosols, Atmospheric Chemistry and Physics, 6 (2006) 3131 - 3148.
[9] Hoàng Anh Lê, Hoàng Xuân Cơ, Lê Thùy Linh, Đinh Mạnh Cường, Biến trình mùa của black carbon và bụi (PM10, PM2.5) ở vườn quốc gia Tam Đảo, Tạp chí Đại học Quốc gia (Khoa học Tự nhiên và Công nghệ), 29 (2013) 122-126.
[10] Clearinghouse for Inventories & Emissions Factors, Emissions Factors & AP 42, Compilation of Air Pollutant Emission Factors, United States Environmental Protection Agency, 1995.
[11] Ram M. Shrestha, N. T. K. Oanh, D. A. Permadi United, T. Kanabkaew, Atmospheric Brown Clouds Emission Inventory Manual, United Nations Environment Programme, 2013.
[12] Đinh Mạnh Cường, Kiểm kê khí thải từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng ở tỉnh Ninh Bình và đề xuất các biện pháp giảm thiểu, Luận văn cao học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 2014.
[13] Nguyễn Lân Dũng, Công nghệ trồng nấm, NXB Nông nghiệp, tập 1, 2006.