Kết quả nghiên cứu ban đầu ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn sông Hóa-Thái Bình
Main Article Content
Abstract
Thái Bình là một tỉnh có địa hình thấp nhất ở đồng bằng Bắc Bộ nên ảnh hưởng của nước biển dâng (NBD) đến xâm nhập mặn các sông trong tỉnh rất mạnh, trong đó có sông Hóa chảy qua khu vực cực Bắc của tỉnh và tiếp giáp với TP. Hải Phòng. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu mức độ xâm nhập mặn nước sông Hóa dưới ảnh hưởng của NBD bằng mô hình số. Các kết quả mô hình cho thấy chế độ xâm nhập mặn sông Hóa với lưu lượng dòng chảy trung bình ngày ở tần suất 85% và dao động mực nước triều theo giờ năm 2013, xâm nhập mặn mạnh nhất xảy ra vào tháng 1. Mặc dù xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ vào mùa khô, trong các tháng mùa khô đầu năm có rất nhiều thời điểm nước sông có hàm lượng muối thấp hơn 1ppt, có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và nông nghiệp. Ở điều kiện hiện tại của mực nước biển, trong các tháng mùa khô 1-4 xâm nhập mặn có nồng độ muối 1ppt dài nhất là 16,671km; khi NBD lên 50cm, 75cm và 100cm thì chiều dài xâm nhập mặn tương ứng là 18,059km; 18,510km và 18,959km (gia tăng tương ứng chỉ 1,388km; 1,839km và 2,288km, tương ứng lên 8,33%; 11,03% và 13,72%); chiều dài xâm nhập mặn ở kịch bản NBD=75cm lớn hơn so với NBD=50cm, và ở kịch bản NBD=100cm lớn hơn so với NBD=75cm là tương đương nhau và bằng khoảng 450m.
Từ khóa: Nước biển dâng (NBD), xâm nhập mặn, sông Hóa, mô hình, EFDC.
References
[2] Hamrick, J.M (1992): A Three Dimensional Environmental Fluid Dynamics Computer Code: Theoretical and Computational Aspects. The College of William and Mary, Virginia Institute of Marine Science. Special Report 317, 63 pp.
[3] Craig, Paul M. 2009. User’s Manual for EFDC_Explorer: A Pre/Post Processor for the Environmental Fluid Dynamics Code, Dynamic Solutions-International, LLC, Knoxville, TN, November, 2009.
[4] EFDC-explorer web version. http://www.efdc-explorer.biz
[5] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007). Số liệu mặt cắt sông Trà Lý và sông Hóa. Dự án điều tra cơ bản Bộ NNPTNT.
[6] Hydrologic Engineering Centers River Analysis System (HEC-RAS). http://www.hec.usace. army.mil/software/hec-ras
[7] Đại học Thủy lợi Hà Nội, 2010. Dự án Rà soát quy hoạch thủy lợi vùng lưu vực sông Hóa và sông Trà Lý tỉnh Thái Bình.
[8] Nguyễn Văn Hoàng (chủ nhiệm Đề tài) (2014). Nghiên cứu các hiện tượng địa chất công trình động lực ảnh hưởng đến ổn định của đập ngăn mặn trên sông Hóa, sông Trà Lý tỉnh Thái Bình và hiện tượng xâm nhập mặn nhằm đề xuất chế độ hoạt động (đóng mở cống) phù hợp. Đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, mã số VAST.NĐP.10/12-13.
[9] Phạm Hoàng Hải (2009). Nghiên cứu đánh giá thực trạng xâm nhập mặn vào khu vực nội đồng các huyện ven biển tỉnh Thái Bình, đề xuất các giải pháp và định hướng quy hoạch cây trồng, vật nuôi phù hợp với thay đổi sinh thái - Viện Địa lý-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Trần Thục (giám đốc dự án) (2012). Báo cáo tổng kết dự án: Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro ở Việt Nam. Bộ TN&MT.