Trần Thị Thúy Hường, Trịnh Hoài Thu, Trần Thị Lệ Hằng, Vũ Văn Mạnh

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Nước dưới đất được coi là nguồn nước sạch, là nguồn cấp cho sinh hoạt, chăn nuôi, công nghiệp cho đa số các huyện của tỉnh Nam Định. Tuy nhiên việc khai thác nước dưới đất như hiện nay làm cho quá trình xâm nhập mặn diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn. Hiện tại, tỉ lệ diện tích nhiễm mặn tầng chứa nước đã lên đến gần 50% ở tầng Pleistocen và hầu như toàn bộ tầng Holocen dưới.

Bằng cách sử dụng mô hình phần tử hữu hạn, đề tài đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá các phương án khai thác nước dưới đất khác nhau với lưu lượng các lỗ khoan khai thác tăng dần theo thời gian để đáp ứng nhu cầu cấp nước theo tốc độ tăng dân số đến năm 2030. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở phương án 1 (PA1), diện tích đới nhạt sau khi khai thác tính đến năm 2030 là 855,6 km2 (diện tích nhiễm mặn chiếm gần 2% đới nhạt). Còn theo phương án 2 (PA2), xâm nhập mặn diễn ra nhanh hơn PA1, diện tích đới nhạt sau khi bị nhiễm mặn còn 852,01 km2, giảm gần 4 km2 so với PA1.

Từ khóa: Nước dưới đất, xâm nhập mặn, tầng chứa nước Pleistocen, phần tử hữu hạn.

References

[1] Trịnh Hoài Thu, Đánh giá hiện trạng và dự báo xâm nhập mặn tầng nước ngầm Pleistocene do khai thác nước ngầm vùng ven biển đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Khoa học Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 2015.
[2] Ngô Đức Chân, Tính toán xâm nhập mặn tầng Pliocen trên do ảnh hưởng của khai thác tại Tp. Hồ Chí Minh, Liên đoàn Địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình Miền Nam, Việt Nam, (2005).
[3] Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Thành Công, Lập phương trình động liên kết với mô hình phần tử hữu hạn trong tính toán khai thác tối ưu nước TCN không áp, Tạp chí Địa chất, 260, 51– 62, (2000).
[4] Khomine Abedelrahem Allow, Seawater intrusion in Syrian coastal aquifers, past, present and future, case study, Arab J Geosciences, Volume 4, Issue 3-4, pp.645 – 653, (2011).
[5] Pantelis Soupios et al., Modeling Saltwater Intrusion at an Agricultural Coastal Area Using Geophysical Methods and the FEFLOW Model, EngGeol Soc Territ, 3, 249 – 252, (2014).
[6] Nguyễn Văn Độ, Báo cáo kết quả lập bản đồ Địa chất thủy văn vùng Nam Định, tỷ lệ 1:50.000, Liên đoàn II Địa chất thủy văn, Hà Nội (1996).
[7] Trịnh Hoài Thu và nnk, Nghiên cứu mức độ xâm nhập mặn tầng chứa nước Pleistocen khu vực ven biển Nam Định do khai thác quá mức NDĐ, Viện Hàn lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, (2015).
[8] Frank W., Dang Tran Trung, Hoang Dai Phuc and Falk L., Assessment of Groundwater Resources in Nam Dinh Province, Part A, Improvement Groundwater Protection Viet Nam (2011).
[9] Falk L., Rebecca B., Frank W., Assessment of Groundwater Resources in Nam Dinh Province, Part B, Improvement Groundwater Protection Viet Nam (2011).
[10] Hoàng Văn Hoan, Nghiên cứu xâm nhập mặn nước dưới đất trầm tích Đệ Tứ vùng Nam Định, Luận án Tiến sĩ Đại chất, Đại học Mỏ - Địa chất, 2014