Nguyễn Mạnh Khải, Đỗ Mai Phương, Lê Hồng Chiến, Phạm Thị Thúy

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu khả năng chuyển hoá chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình thành khí sinh học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tận dụng chất thải để tạo ra nguồn năng lượng sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày giúp giảm ô nhiễm môi trường và thay thế một phần cho nhiên liệu hóa thạch. Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình khu vực nội thành Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần chất thải từ hộ gia đình có tiềm năng sản xuất khi sinh học ở mức độ cao, có đến trên 50% chất thải là các loại rau quả, thực phẩm chưa qua chế biến. Tỷ lệ C/N đối với chất thải từ một số hộ gia đình khu vực nội thành Hà Nội dao động trong khoảng từ 12,5 đến 15, chỉ bằng ½ mức khuyến cao tối ưu cho quá trình phân huỷ kị khí. Tốc độ sinh khí và khả năng lên men chất thải rắn sinh khí sinh học của mẫu được bổ sung EM cao hơn so với mẫu không bổ sung EM. Việc tuần hoàn một lượng bùn nhất định lại vào hệ thống ngoài việc có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình ồn định hệ thống còn tạo hệ số phát sinh khí sinh học cao hơn hệ không bổ sung bùn. Sự tuần hoàn này chỉ nên thực hiện trong những ngày đầu vận hành hệ thống. Việc áp dụng mô hình sản xuất khí sinh học từ chất thải sinh hoạt sẽ có tác dụng trong giảm diện tích đất sử dụng cho chôn lấp, đồng thời thu hồi được nguồn khí tương đối lớn cho đun nấu và các nhu cầu khác.

Từ khoá: Chất thải rắn sinh hoạt, Khí sinh học, Biogas, Tuần hoàn bùn

References

[1] Trần Thị Mỹ Diệu, Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, NXB Đại học Văn Lang, Hồ Chí Minh, 2010.
[2] Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, Tổng luận về Công nghệ Xử lý Chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam, Hà Nội, 2007.
[3] L. Björnsson, M. Murto, B. Mattiasson B, Evaluation of parameters formonitoring an anaerobic co-digestion”, Applied Microbiology and Biotechnology 54 (2000) 844-849.
[4] D. Burak, Y. Orhan, Two-phase anaerobic digestion processes: a review, Journal of Chemical Technology and Biotechnology 77 (2002) 743–755.
[5] K.V. Rajeshwari, M. Balakrishnan, A. Kansal, L. Kusum, V.V.N. Kishore, State of-the-art of anaerobic digestion technology for industrial wastewater treatment, Renewable and Sustainable Energy Reviews 4(2000) 135-156.
[6] A. H. Igonia, M.J. Ayotamuno, C.L. Eze, S.O.T. Ogaji, S.D. Probert, Designs of anaerobic digesters for producing biogas from municipal solid-waste, Applied Energy 85 (2008) 430-438.