Nguyễn Thị Phương Loan, Trần Thị Tuyết Thu, Đặng Thanh An

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Vùng trồng cam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đang ngày càng phát triển nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng và thương hiệu. Nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cam theo phương thức thâm canh truyền thống và theo VietGAP để làm cơ sở cho việc phát triển bền vững cây cam ở Cao Phong. Nghiên cứu đã sử dụng hai phương pháp là đánh giá nhanh môi trường và phân tích chi phí lợi ích. Kết quả đã chỉ rõ mỗi hecta trồng cam đã tạo ra được việc làm cho 2 lao động với mức thu nhập là 62,5 triệu đồng/người/năm; năng suất đã tăng đáng kể nhờ áp dụng thâm canh, đạt trung bình 35tấn/ha/năm, cao nhất đến 50 tấn/ha/năm. Năm 2015, lợi nhuận trung bình của các vườn đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm. Canh tác theo mô hình VietGAP đang được đẩy mạnh, giúp giảm chi phí hóa chất, duy trì năng suất ổn định ở mức cao và chu kỳ khai thác kinh doanh tăng gấp hai lần phương thức thâm canh truyền thống, nên cho lợi nhuận bền vững hơn và chất lượng đất vườn được bảo vệ tốt hơn.

Từ khóa: Cam Cao Phong, Chi phí lợi ích, VietGAP, phát triển bền vững.

References

[1] Cục thống kê Hòa Bình (2009), Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình.
[2] Sở NN&PTNT (2015), Báo cáo tình hình phát triển cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình.
[3] Bùi Kim Đồng, Cơ hội và thách thức cho cây cam của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Chỉ dẫn địa lý "Cao Phong" cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong.
[4] http://www.hoabinh.gov.vn/web/camcaophong/5/-/vcmsviewcontent/zi8W/25905/25905/95519.
[5] Hoàng Xuân Cơ (2005), Kinh tế môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[6] Trần Thị Tuyết Thu, Nguyễn Thị Phương Loan, Lê Minh Thảo, Lê Công Tuấn Minh, Nguyễn Trung Tuấn (2016) “Nghiên cứu một số tính chất đất trồng cam ở thị trấn Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Khoa học đất (47), tr.16-21.