Phạm Thị Hà Nhung, Nguyễn Thị Chinh, Đỗ Phương Mai, Phạm Khánh Ly, Nguyễn Trí Tú

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Kết quả phân tích cho thấy lá táo có tiềm năng dinh dưỡng cao cho sản xuất phân hữu cơ, với 93,620% OM; 2,839% N; 0,623% P25 và 2,352% K2O. Nghiên cứu đã xây dựng 02 công thức ủ phân từ lá táo, rơm rạ, thân cây ngô, đạm, lân, kali và chế phẩm vi sinh Trichoderma với tỷ lệ của CT1 là 8:2:2:3:0,1:0,1:0,1:0,2 và CT2 là 12:0:0:3:0,1:0,1:0,1:0,2. Sau 70 ngày, sản phẩm phân hữu cơ từ CT2 tơi, xốp, có màu đen đặc trưng, hàm lượng dinh dưỡng tốt với 16,221% OM; 1,435% N; 0,256% P2O5; 0,316% K2O; pH đạt mức 7,42 thích hợp cho nhiều cây trồng. Trong khi đó, sản phẩm từ CT1 đạt hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn với 13,006% OM; 1,070% N; 0,238% P2O5 và 0,316% K2O. Cả hai sản phẩm này đều thích hợp để bón cho rau. Thử nghiệm trồng rau cải với phân từ thí nghiệm cho thấy sinh trưởng của cây tốt hơn nhiều so với trồng trên nền đất trắng. Như vậy, tận dụng lá táo để sản xuất phân hữu cơ mang lại nguồn phân chất lượng, an toàn, thân thiện với môi trường và chi phí đầu tư thấp mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp.

Từ khóa: Phân hữu cơ, lá táo, phát triển nông nghiệp.

References

[1] Bùi Huy Hiền (2011), “Phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam”, “Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn”.
[2] Báo cáo tổng kết của UBND xã Đồng Tân 2012-2014.
[3] Nguyễn Thị Ngọc Bình (2011), “Báo cáo kết quả tổng kết thực hiện đề tài thuộc dự án khoa học công nghệ nông nghiệp vốn vay ADB”: Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật chế biến phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp phục phụ sản xuất chè an toàn.
[4] Công văn 2114_BCTHC của bộ công thương về việc triển khai Nghị định số 202/2013/NĐ- CP của Chính phủ về quản lý phân bón.
[5] Komilis DP, Ham RK, Park JK (2004). Emission of volatile organic compounds, during composting of municipal solid waste. Water research 38, 1707-1714.