Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Vũ Mai Linh, Nguyễn Thị Hồng Liên, Nguyễn Kiều Băng Tâm, Nguyễn Văn Hiếu

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Xạ khuẩn nội sinh tồn tại trong mô thực vật có tiềm năng sinh tổng hợp nhiều hoạt chất sinh học quý, trong đó đáng chú ý là các chất kháng khuẩn, có tiềm năng ứng dụng trong công tác bảo vệ thực vật bằng biện pháp sinh học, dần thay thế hóa chất bảo vệ thực vật, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng nông sản. Trong nghiên cứu này, 45 chủng xạ khuẩn nội sinh được phân lập từ các cây bưởi Diễn Hà Nội được nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng đối kháng với các chủng vi sinh vật kiểm định. Trong số đó, chủng HNR3X4 thể hiện hoạt tính sinh học cao, kháng vi khuẩn Gram âm, Gram dương và một số chủng nấm gây bệnh G. candidum, F. oxysporum F. udum kiểm định. Xạ khuẩn HNR3X4 sinh trưởng tốt trên nhiều loại môi trường nuôi cấy với nhiệt độ phát triển từ 15÷450C và pH 4÷9, sinh ra nhiều chuỗi bào tử dài dạng xoắn lò xo, với số lượng bào tử trên một chuỗi từ 10-50 bào tử có cấu trúc bề mặt nhẵn. Dựa vào nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân tích trình tự gen 16S rDNA, chủng HNR3X4 có độ tương đồng cao 99% với các chủng Streptomyces parvulus, do đó được đặt tên là S. parvulus HNR3X4. Chủng HNR3X4 sinh tổng hợp hoạt chất kháng khuẩn cao nhất trên môi trường Gause I, ở pH 7 và nhiệt độ 37 oC.

Từ khóa: Xạ khuẩn nội sinh, phân loại xạ khuẩn, 16S rDNA, Streptomyces parvulus, chất kháng khuẩn.


References

[1] M. Tharek, K. Dzulaikha, S. Salwani, H.G. Amir, N. Najimudin, Ascending endophytic migration of locally isolated diazotroph Enterobacter sp. Strain USML2 in rice, Biotechnology, 10 (2011) 521.
[2] M.A. Abdalla, J.C. Matasyoh, Endophytes as Producers of Peptides: An Overview About the Recently Discovered Peptides from Endophytic Microbes, Nat. Prod. Bioprospect. 4 (2014) 257.
[3] N. Malfanova, B. Lugtenberg, G. Berg, Chapter 2 in “Molecular microbial ecology of the rhizosphere”, de Bruijn FJ (ed), Wiley-Blackwell (2013).
[4] F. Jariwala, R. Ranjan, Endophytic actinomycetes and their role protection, Atmiya Spandan, 1(1) (2013) 73.
[5] B. Joseph, P. Sankarganesh, B.T. Edwin, S.J. Raj, Endophytic Streptomycetes from Plants with Novel Green Chemistry: Review, International Journal of Biological Chemistry 6 (2012) 42.
[6] H. Nomomura, Key for classification and identification of 458 species of the Streptomyces included in ISP, J. Ferment. Technol. 52(2) (1974) 78.
[7] W. Wilkins, Bergey’s Manual of Systematic Bacteriology. Vol. 2, Vol. 3, Vol. 4. Publisher Springer-Verlag, New York, 1989.
[8] A. Shutsrirung, Y. Chromkaew, W. Pathom-Aree, S. Choonluchanon, N. Boonkerd, Diversity of endophytic actinomycetes in mandarin grown in northern Thailand, their phytohormone production potential and plant growth promoting activity, Soil Science and Plant Nutrition 59 (3) (2013) 322.
[9] E.B. Shirling, D. Gottlieb, Cooperative description of type culture of Streptomyces species, Int. J. Sys. Bacteriol. 19(4) (1966) 391.
[10] E.B. Shirling, D. Gottlieb, Methods for characterisation of Streptomyces species, Int. J. Sys. Bacteriol. 16(3) (1966) 313.
[11] J. Sambrook, D.W. Russell, Molecular cloning. A laboratory manual, 3rd ed. Cold Spring Harbor Laboratory, Cold Spring Harbor, New York, 2001.
[12] B. Intra, I. Mungsuntisuk, T. Nihira, Y. Igarashi, W. Panbangred, Identification of actinomycetes from plant rhizospheric soils with inhibitory activity against Colletotrichum spp., the causative agent of anthracnose disease, BMC Research Notes 4 (2011) 98.
[13] J. Naine, C.S. Devi, V. Mohanasrinivasan, B. Vaishnavi, Antimicrobial, antioxidant and cytotoxic activity of marine Streptomyces parvulus VITJS11 crude extract, S. Braz. Arch. Biol. Technol. 58(2) (2015) 198.
[14] J. Liang, Z. Xu, T. Liu, J. Lin, P. Cen, Effects of cultivation conditions on the production of natamycin with Streptomyces gilvosporeus LK-196, Enzyme Microb. Tech. 42 (2008) 145.
[15] L.S. Singh, S. Mazumder, T.C. Bora, Optimisation of process parameters for growth and bioactive metabolite produced by salt-tolerant and alkaliphilic actinomycetes, Streptomyces tanashiensis strain A2D, J. Mycol. Med. 19 (2009) 225.
[16] M.V. Arasu, V. Duraipandiyan, P. Agastian, S. Ignacimuthu, In vitro antimicrobial activity of Streptomyces spp. ERI-3 isolated from Western Ghats rock soil (India), J. Med. Mycol. 19 (2009) 22.