Ảnh hưởng của hàm lượng đồng đến sự nảy mầm và phát triển của hạt bưởi trong đất trồng cam Cao Phong, Hòa Bình
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Cam là cây ăn quả chủ lực trong phát triển kinh tế ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Sử dụng các hóa chất chứa Cu trong canh tác cam qua nhiều thập kỷ đã làm nảy sinh ô nhiễm Cu trong đất. Gốc ghép để trồng các giống cam phổ biến tại Cao Phong đều sử dụng gốc bưởi đỏ Hòa Bình. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng Cu đến sự nảy mầm của hạt bưởi nhằm dự báo những rủi ro từ ô nhiễm đất. Hạt bưởi được gieo trong các bầu đất chứa 144, 2; 244, 2; 444, 2; 744, 2 và 1044, 2 ppm Cu, tương ứng với các công thức thí nghiệm CT0, CT1, CT2, CT3, CT4. Kết quả sau 15, 30, 45 ngày thí nghiệm đã chỉ rõ mức tăng ô nhiễm đồng trong đất làm giảm dần sự nảy mầm của hạt bưởi. Ở thời điểm 45 ngày, tỷ lệ nảy mầm cao nhất ở CT0 là 100%, còn ở CT4 gây chết hoàn toàn hạt bưởi. Trong khi đó chiều dài rễ cao nhất ở CT0 là 6, 8 cm, thấp nhất ở CT3 0, 6 cm, chiều dài thân lá phát triển tốt nhất ở CT0 4, 2 cm, CT3 không phát triển được thân lá, sinh khối khô cao nhất ở CT0 0, 4 mg, thấp nhất ở CT3 0, 12 mg.
Từ khóa: Kim loại nặng, ô nhiễm đồng, sự nảy mầm, hạt bưởi, cam Cao Phong.
References
[2] Smith P. F. and Specht A. W. (1952), Heavy metal nutrion and iron chlorosis of citrus seedling, J. Plant physiol, 28(3), pp.371-382.
[3] Muhammad Adrees, Shafaqat Ali, Muhammad Rizwan, Muhammad Ibrahim, Farhat Abbas, Mujahid Farid, Muhammad Zia-ur-Rehman, Muhammad Kashif Irshad and Saima Aslam Bharwana (2015), The effect of excess copper on growth and physiology of important food crops: a review, Environ Scie Pollut Res, Springer-Verlag Berlin Heidelberg.
[4] Lê Đức (2010), Kim loại nặng trong đất, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội.
[5] Trần Thị Tuyết Thu, Nguyễn Thị Phương Loan, Lê Minh Thảo, Lê Công Tuấn Minh, Nguyễn Trung Tuấn (2016) “Nghiên cứu một số tính chất đất trồng cam ở thị trấn Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Khoa học đất (47), tr.16-21.
[6] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình (2015), Báo cáo tình hình phát triển cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình.
[7] Nicoleta Boros Melania and Micle V. (2015), Effects of copper induced stress on seed germination of maize (Zea mays L.), J. Agriculture Science and Practice, pp. 17-23.
[8] Graham J. H., Timmer L. W. and Fardelmann D. (1986), Toxicity of Fungicidal copper in soil to Citrus seedlings and Vesicular_Arbuscular Mycorrhizal Fungi, J. Disease control and Pest management, The American Phytopathological Society, pp.66-70.
[9] Salomons W. Forstener V., Mader P. (1995), Heavy metal: Problems and Solutions, Springer.
[10] Smith P. F. (1953), Heavy metal accumulation by citrus roots, Bot. Gaz, 114 (4), pp.426-436.