Trần Thị Tuyết Thu, Hoàng Thị Minh Lý

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Sự hấp phụ phốt pho của đất ảnh hưởng đến khả năng cung cấp phốt pho dễ tiêu cho cây trồng và rửa trôi phốt pho vào môi trường nước. Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách bổ sung thêm P2O5 ở các hàm lượng 100, 300, 600 ppm vào đất để đánh giá khả năng hấp phụ và bão hòa phốt pho trong đất được lấy từ 10 vườn trồng cam ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã được xác định hàm lượng phốt pho tổng số và dễ tiêu đều ở mức giàu đến rất giàu làm tăng hàm lượng phốt pho trong lá cam vượt mức thích hợp từ 1,79-3,67 lần. Kết quả thí nghiệm đã chỉ ra khả năng hấp phụ phốt pho giảm dần theo chiều tăng lên của hàm lượng phốt pho bổ sung vào đất. Ở hàm lượng P2O5 100 ppm khả năng hấp phụ từ 62,48% - 94,66%; 300 ppm là 47,20% - 81,38%; 600 ppm là 18,02% - 60,54%. Khả năng hấp phụ phốt pho của đất tăng ở đất giàu sét và có độ chua thấp, ngược lại sẽ giảm trong điều kiện đất có hàm lượng chất hữu cơ và phốt pho dễ tiêu cao.

Từ khóa:Hấp phụ, Phốt pho, đất trồng cam, cam Cao Phong.

References

[1] Nguyễn Văn Hòa, Trần Văn Hậu, Ngô Ngọc Mỹ (2013), Dinh dưỡng khoáng cho cây có múi, Báo Nông nghiệp Việt Nam.
[2] Embeton T., W., Jones W. W.; Pallares C. and PlattR. G. (1978), Effect of fertilization of citrus on fruit quality and ground water nitrate pollution potential, Proc. Int. Soc. Citriculture, pp.280-285.
[3] Bell M.J., Middleton K.J., Thompson K.J. and J.P. (1989), “Effects of vesicular arbuscular mycorrhizae on growth and phosphorus and zinc nutrition of peanut (Arachis hypogaea L.) in an Oxisol from subtropical Australia, Plant and Soil, 17, pp.49-57.
[4] Cynthia G., Shabtai B., Marcia M., Christian P., Christian M. (2005), “Soil and fertilizer phosphorus: Effects on plant P supply and mycorrhizal development”, Canadian Journal of Plant Science, 85, pp.3-4.
[5] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình (2015), Báo cáo tình hình phát triển cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình.
[6] Trần Thị Tuyết Thu, Nguyễn Thị Phương Loan, Lê Minh Thảo, Lê Công Tuấn Minh, Nguyễn Trung Tuấn (2016) “Nghiên cứu một số tính chất đất trồng cam ở thị trấn Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Khoa học đất (47), tr.16-21.
[7] Anoop Kumar Srivastava (2012), Advances in Citrus nutrition, Springer.
[8] Nguyễn Tử Siêm, Trần Khải (1996), Hóa học lân trong đất Việt Nam và vấn đề phân lân, Tạp chí Khoa học đất, Số 7, trang 92-97.
[9] Cao Việt Hà, Lê Thanh Tùng (2010), "Nghiên cứu một số tính chất lý hóa học của đất trồng cam theo độ tuổi vườn ở Hàm Yên, Tuyên Quang", Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 8, Số 3, tr. 393 - 401.
[10] Phạm Thị Phương Thúy, Dương Thị Bích Huyền và Nguyễn Mỹ Hoa (2012), Khả năng hấp phụ lân trên đất trồng rau màu chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học, Số 22, tr.222-232.
[11] Owino C. O., Owuor P. O. and Sigunga D. O. (2015), Elucidating the causes of low phosphorus levels in ferralsols of Siaya County, Western Kenya.
[12] Dubus and Becquer T. (2001), P sorption in Geric Ferralsols of New Caledonia.