Nghiên cứu chế tạo vật liệu xử lý asen trong nước từ bùn đỏ
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Nghiên cứu chế tạo vật liệu xử lý asen dạng viên từ phế thải bùn đỏ từ các nhà máy sản xuất quặng nhôm để ứng dụng xử lý asen trong nước cấp. Bùn đỏ được phối trộn với các chất kết dính như laterit, silicagel và theo tỷ lệ khác nhau để tạo thành các vật liệu dạng viên RS-5, RS-10, RS-15 và TC-20. Vật liệu TC-20 có khả năng hấp phụ asen tốt nhất và được chọn để tiếp tục tiến hành các thí nghiệm theo mẻ để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ asen của vật liệu TC-20. Kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ của vật liệu TC-20 cho thấy khoảng pH tối ưu là 3,5 - 7, thời gian đạt cân bằng hấp phụ ngay từ 10 phút đầu tiên. Động học của quá trình hấp phụ của vật liệu tuân theo phương trình đẳng nhiệt Langmuir với dung lượng hấp phụ cực đại của vật liệu TC-20 biến tính đạt 8,38 (mg/g).
Từ khóa: Bùn đỏ, hấp phụ asen, vật liệu hấp phụ.
References
[2] K.B. Payne, T.M. Abdel-Fattah, Adsorption of Arsenate and Arsenite by Iron-Treated Activated Carbon and Zeolites: Effects of pH, Temperature, and Ionic Strength”, Journal of Environmental Science and Health 40 (2007) 723-749.
[3] L.Dimple, Adsorption of heavy metals: a review, International journal of environmental research and development 4(2014) 41-48.
[4] R.D.Sonali, P.K.Jayant, Biological methods for heavy metal removal- A review, International Journal of Engineering Science and Innovative Technology 2(2013) 304-309.
[5] Nguyễn Thị Hằng Nga, Nghiên cứu khả năng xử lý asen trong nước ô nhiễm bằng sản phẩm đất phong hóa nhiệt đới, Hội nghị khoa học thường niên, Đại học Thủy Lợi, 2014.
[6] Nguyễn Trung Minh, Nghiên cứu chế tạo sản phẩm hấp phụ trên cơ sở nguyên liệu khoáng tự nhiên bazan, đá ong, đất sét để xử lý nước thải ô nhiễm kim loại nặng và asen, Đề tài cấp nhà nước, KC02.25/06-10, 2011
[7] Đồng Kim Loan, Trần Hồng Côn, Lê Anh Trung, Hoàng Minh Trang, Nghiên cứu tổng hợp Fe(OH)3 + MnO2/ Laterite làm vật liệu hấp phụ loại bỏ amoni trong môi trường nước, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN 27(2011) 164-169.
[8] G.Yoann, M.P.Martin, Removal of arsenic from groundwater by adsorption onto an acidified laterite by-product, Chemical Engineering Journal 2(2013) 565-574.
[9] H.Soner Altundogan, Sema Altundogan, Fikret Tumen (2002), “Arsenic adsorption from aqueous solution by activated red mud”, Waste Management, (22), p. 357-363.
[10] Nguyễn Mạnh Khải, Lưu Đức Hải, Trần Văn Quy, Nguyễn Xuân Huân, Trần Văn Sơn, Đánh giá biện pháp xử lý bùn đỏ ở các nhà máy nhôm khu vực Tây Nguyên”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN 27 (2011) 61-67.
[11] Đinh Thị Hiền, Bùi Phương Thảo, Hoàng Minh Trang, Trần Văn Sơn, Nguyễn Mạnh Khải. Bước đầu thử nghiệm chế tạo vật liệu Bentonit-Sắt xử lý asen trong môi trường nước, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 27 (2011), 89-95.