Phạm Thị Thu Hà, Trần Văn Thụy, Đoàn Hoàng Giang, Phan Thị Hoài Phương

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Lương Sơn được xem là một trong những vùng có diện tích các thảm thực vật tự nhiên còn sót lại với giá trị đa dạng sinh học phong phú. Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, chúng tôi đã phân tích đánh giá các đặc trưng cơ bản của 13 hệ sinh thái (7 hệ sinh thái tự nhiên và 6 hệ sinh thái nhân tạo); ghi nhận được 1751 loài thực vật bậc cao có mạch, 63 loài thực vật nổi, 42 loài thú, 98 loài chim, 33 loài bò sát 20 loài lưỡng cư, 40 loài cá, 61 loài động vật đáy, 469 loài côn trùng. Tuy nhiên các giá trị của các hệ sinh thái đang bị tác động mạnh bởi các hoạt động của kinh tế xã hội (khai thác khoáng sản, du lịch…). Các tác động trên còn tạo điều kiện cho các loài xâm lấn cạnh tranh thay thế các loài ưu thế trong các quần xã nguyên sinh trước kia, phổ biến là Ngũ sắc Lantana camara, Mai dương Mimosa pigra, Cỏ Lào Chronolaena odorata, Bèo tây Eichhornia crassipes, Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata. Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng động thực vật và các hệ sinh thái tại khu vực này đem lại ý nghĩa to lớn cả về khoa học và thực tiễn, là cơ sở khoa học cho công tác phát triển hợp lý lãnh thổ vùng nghiên cứu.

Từ khóa: Đa dạng sinh học, hệ sinh thái, phát triển bền vững, Lương Sơn.

References

[1] Trang thông tin điện tử ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, http://luongson.hoabinh.gov.vn, Cập nhật ngày 21 tháng 5 năm 2014.
[2] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình, Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Hòa Bình đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hòa Bình, 2010.
[3] Jil McCoy et al., Using ArcGIS Spatial Analyst Tutorial, ESRI, USA, 2001-2002.
[4] Keith C.Clarke, Bradley O.Parks and Michael P.Crane, Geographic Infomation Systems and Environmental Modeling, Published by Prentice - Hall of India, New Delhi, 2006.
[5] Nguyễn Văn Trường và nnk, Vườn Quốc gia Ba Vì, những nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia, Hà Nội, 1991.
[6] Bộ Khoa học Công Nghệ, Sách đỏ Việt Nam (phần động vật). NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2007.
[7] Mai Đình Yên, Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1978.
[8] Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sách đỏ Việt Nam. Phần Động vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2000.