Nguyễn Bá Tiến, Đoàn Thu Hiền, Đỗ Thu Hà, Trần Văn Quy

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Đóng rắn các chất thải phóng xạ (CTPX) dạng lỏng đậm đặc của nhà máy điện hạt nhân bằng phương pháp xi măng hóa là một công nghệ đơn giản, có hiệu quả và được áp dụng phổ biến tại nhiều nhà máy điện hạt nhân trên thế giới. Trong nghiên cứu này, đã sử dụng xi măng Hoàng Thạch PC 30, có bổ sung Al2O3, SiO2 và Fe2O3 theo tỷ lệ nhất định, để tạo ra loại xi măng đặc biệt dùng cho đóng rắn CTPX. Các ảnh hưởng của tỷ lệ chất thải/xi măng, thành phần của chất thải, tỷ lệ của các chất phụ gia tro bay, bentonit tới độ bền nén (I) và chỉ số rò rỉ phóng xạ (L) của khối chất thải sau khi được đóng rắn đã được đưa ra trong bài báo này. Kết quả cho thấy, khi bổ sung khoảng (% khối lượng): 6 - 10 SiO2, 2 - 3 Al2O3 và 1 Fe2O3 vào xi măng Hoàng Thạch PC 30 (HT), đã tạo được các loại xi măng đặc biệt (HT1 và HT2) có khả năng đóng rắn CTPX từ mẫu giả định, được pha chế theo một số thông số, gần với chất thải đã cô đặc trong thực tế. Trên cơ sở các chỉ số I và L cho thấy, HT1 có khả năng đóng rắn tốt nhất.  Khi phối trộn theo tỷ lệ khối lượng chất thải/HT1 trong khoảng từ 4/10 - 6/10, đã thu được sản phẩm sau khi xi măng hóa thỏa mãn các tiêu chuẩn I > 5 MPa và L > 6. Việc cho thêm các chất phụ gia như tro bay nhà máy nhiệt điện hoặc bentonit, với tỷ lệ từ 10 - 15 (% khối lượng) vào HT1, làm tăng các thông số I và L của sản phẩm xi măng hóa.

Từ khóa: Chất thải phóng xạ, xi măng hóa, bentonit, tro bay. 

References

[1] Syed S, Solid & liquid waste management, Emirates journal for engineering research, 11(2), 2006.
[2] F.A. Lifanov, M.I. Ojovan, S.V. Stefanovsky, R. Burcl, Feasibility and Expedience to Vitrify NPP Operational Waste, WM’03 Conference, February 23-27, 2003, Tucson, AZ. USA.
[3] Kravarik K., Stubna M., Pekar A., Krajc T., Zatkulak M., Holicka Z., Slezak M., Final Treatment Center Project for Liquid and Wet Radioactive Waste in Slovakia, WM Symposia, Inc., PO Box 13023, Tucson, AZ, 85732-3023 (United States), 2006.
[4] E. Michael Blake, Radioactive waste management in Eastern Europe, IAEA BULLETIN, 3/1992
[5] VUJE Experience with cementation of liquid radioactive waste, Research of solidification of the liquid radioactive waste from the nuclear power plants by cementation, Slovakia, 2015.
[6] Zoran Drace and Michael Ojovan, IAEA Coordinated Research Project - Cementitious materials for RWM. WM 2012 Feb 26 – Mar 1 Phoenix, AZ.
[7] IAEA, Handling and Processing of Radioactive Waste from Nuclear Applications, Vienna, 2001.
[8] NUKEM Technologies GmbH 2007 1: Cementation of radioactive waste, NUKEM Technologies GmbH, Industriestr, 1363755 Alzenau, Germany.
[9] TCVN 3118:1993, TCVN 3118:1993, Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén.
[10] ANSI/ANS.16.1.2003, Americal National Standard Measurment of the Leachability of Solidified of Low-Level Radioactive Waste by a Short-Term Test Procedure.