Ngô Đăng Trí, Trần Văn Ý, Trương Quang Hải, Nguyễn Thanh Tuấn, Hoàng Anh Lê

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Kinh tế tỉnh Gia Lai có những bước phát triển nhanh chóng, nhưng cũng chính vì vậy đang phải đối mặt với nhiều hệ lụy do sự phát triển thiếu cân bằng giữa các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (PTBV), trước hết cần phải đánh giá được thực trạng phát triển hiện tại nhằm điều chỉnh chính sách, kế hoạch phát triển phù hợp hơn trong tương lai. Bài báo này áp dụng bộ chỉ thị PTBV các tỉnh Tây Nguyên làm công cụ đánh giá và sử dụng số liệu giai đoạn 2008 - 2012 tại tỉnh Gia Lai để tính toán mức độ PTBV. Ngoài việc đánh giá sự phát triển một cách trực tiếp dựa trên các chỉ thị đơn lẻ, bài báo còn đánh giá sự bền vững của phát triển dựa trên chỉ số đa ngành được tổng hợp từ các chỉ thị thành phần. Kết quả cho thấy sự phát triển của Gia Lai trong giai đoạn 2008 - 2012 thiếu tính ổn định, hài hòa giữa các chủ đề và giữa các chỉ thị trong từng chủ đề. Đây là đánh giá có tính định hướng nhằm điều chỉnh các tiêu chí phát triển hướng tới mục tiêu PTBV kinh tế - xã hội - môi trường tỉnh Gia Lai trong giai đoạn tới.

Từ khóa: Đánh giá phát triển bền vững; Chỉ thị phát triển bền vững; Chỉ số phát triển bền vững.


References

[1] UBND tỉnh Gia Lai, Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Gia Lai đến năm 2020, UBND tỉnh Gia Lai, 2010.
[2] UNCSD, Indicators of sustainable development: Guidelines and methodologies, United Nations Publications, 2007.
[3] Jenny Pope, David Annandale, Angus Morrison-Saunders, Conceptualising sustainability assessment, Environmental impact assessment review 24 (2004) 595.
[4] Ngô Đăng Trí, Trần Văn Ý, Phần mềm quản lý bộ chỉ thị đánh giá, giám sát quá trình phát triển bền vững Tây Nguyên, Tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII Nhà xuất bản Đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh ISBN 978-604-918-437-6 (2014) 741.
[5] UNDP, MPI, Identification of a sustainable development indicators set and mechanism for building a sustainable development database in Vietnam (Project VIE/01/021 “Implementation of Vietnam Agenda 21”), United Nations Publications, 2005.
[6] Trần Văn Ý, Ngô Đăng Trí, Lê thạc Cán, Trần Thùy Chi, Nguyễn Thế Chinh, Nguyễn Xuân Hậu, Nguyễn Việt Hiệu, Đỗ Quốc Tuấn, Nguyễn Viết Thịnh, Nguyễn Thanh Tuấn, James Hennessy, Xây bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên, Tạp chí các Khoa học Trái đất 3 (2014) 241.
[7] OECD, Handbook on constructing composite indicators: methodology and user guide, OECD, 2008.
[8] Ingrid Majerová, Comparison of old and new methodology in human development and poverty indexes: A case of the least developed countries, Journal of Economics Studies and Research 2012 (2012) 1.
[9] Tăng Văn Khiên, Nguyễn Văn Trãi, Phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê khác nhau ở Việt Nam, Tạp chí quản lý kinh tế 48 (2012) 7.