Nguyễn Tài Tuệ, Phạm Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Thu Huyền, Trần Đăng Quy, Đặng Minh Quân, Nguyễn Đình Thái, Mai Trọng Nhuận

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Sá sùng (Sipuculus nudus) là nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao của người dân vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học và môi trường sống nhưng chưa có nghiên cứu xác định đặc điểm địa hóa sinh thái, nguồn thức ăn và bậc dinh dưỡng của sá sùng. Điều này dẫn đến thiếu cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì sản lượng của nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được đặc điểm địa hóa sinh thái của sá sùng tại rừng ngập mặn Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sá sùng sinh sống chủ yếu tại các bãi triều xung quanh rừng ngập mặn có thành phần trầm tích cát chiếm khoảng 82,47 %. Hàm lượng vật chất hữu cơ, TOC, TN, giá trị δ13C và δ15N lần lượt biến đổi trong khoảng từ 1,39 và 18,82 %; 1,74 và 4,18 %; 0,01 và 0,37 %; -27,31 và -22,38 ‰; 0,15 và 8,18 ‰. Giá trị d13C của sá sùng dao động trong khoảng từ -16,61 đến –14,81 ‰ cao hơn của thực vật phù du (-22,21 ‰) và vi tảo bám đáy bãi triều (-22,31 ‰), minh chứng cho nguồn gốc thức ăn của sá sùng rất đa dạng gồm thực vật phù du, vi tảo bám đáy và rất ít vật chất hữu cơ từ rừng ngập mặn. Giá trị δ15N của sá sùng dao động trong khoảng từ 6,36 đến 9,85 ‰, tương ứng với bậc dinh dưỡng từ 1,72-2,75 và có xu thế tăng cùng với kích thước sá sùng. Như vậy, sá sùng trưởng thành sử dụng nguồn thức ăn phong phú và giàu dinh dưỡng hơn dẫn tới xu hướng tăng bậc dinh dưỡng theo kích thước cơ thể.

Từ khóa: Sá sùng; Đồng vị bền; Địa hóa sinh thái; Rừng ngập mặn; Đồng Rui. 

References

[1] Bouillon, S., Connolly, R. M. and Lee, S. Y., Organic matter exchange and cycling in mangrove ecosystems: recent insights from stable isotope studies, Journal of Sea Research, 2008.
[2] Cutler, E. B., The Sipuncula: their systematics, biology, and evolution, Cornell University Press, 1994.
[3] Cutler, E. B. and Cutler, N. J., A revision of the genera Sipunculus and Xenosiphon (Sipuncula), Zoological journal of the Linnean Society, 1985.
[4] Furukawa, K. and Wolanski, E., Sedimentation in mangrove forests, Mangroves and salt marshes, 1996.
[5] Ha, N. T. T., Ngoc, N. T., Nhuan, M. T. and Dong, H. T., The distribution of peanut-worm (Sipunculus nudus) in relation with
geo-environmental characteristics, VNU Journal of Science, Earth Sciences, 2007.
[6] Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Mai Sỹ Tuấn, Sự tích tụ cacbon và nitơ trong mẫu phân hủy lượng rơi và trong đất rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Hội thảo toàn quốc về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô trong việc giảm nhẹ tác động của đại dương đến môi trường, 2007.
[7] Nguyễn Quang Hùng, Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học của một số vùng rừng ngập mặn điển hình để khai thác hợp lý và phát triển bền vững, Báo cáo tổng hợp Kết quả khoa học công nghệ đề tài, 2011.
[8] Hobson, K. A., Fisk, A., Karnovsky, N., Holst, M., Gagnon, J.-M. and Fortier, M., A stable isotope (δ13C, δ15N) model for the North Water food web: implications for evaluating trophodynamics and the flow of energy and contaminants, Deep Sea Research Part II: Topical Studies in Oceanography, 2002.
[9] Karleskint, G., Turner, R. and Small, J., Introduction to marine biology, Cengage Learning, 2012.
[10] Kikuchi, E. and Wada, E., Carbon and nitrogen stable isotope ratios of deposit-feeding polychaetes in the Nanakita River Estuary, Japan, Hydrobiologia, 1996.
[11] Lamb, A. L., Wilson, G. P. and Leng, M. J., A review of coastal palaeoclimate and relative sea-level reconstructions using δ13C and C/N ratios in organic material, Earth-Science Reviews, 2006.
[12] Loc'h, F. L. and Hily, C., Stable carbon and nitrogen isotope analysis of Nephrops norvegicus/Merluccius merluccius fishing grounds in the Bay of Biscay (Northeast Atlantic), Canadian Journal of Fisheries and Aquatic Sciences, 2005.
[13] Maiorova, A. and Adrianov, A., Distribution of peanut worms (Sipuncula) in the West Pacific, Proceedings of China-Russia bilateral symposium on “Comparison on marine biodiversity in the Northwest Pacific ocean”, 2010.
[14] Matsui, N., Estimated stocks of organic carbon in mangrove roots and sediments in Hinchinbrook Channel, Australia, Mangroves and Salt Marshes, 1998.
[15] Meyers, P. A., Organic geochemical proxies of paleoceanographic, paleolimnologic, and paleoclimatic processes, Organic geochemistry, 1997.
[16] Michener, R., Stable Isotope Ratios and Tracers in Marine Aquatic Food Web, Wiley-Blackwell, Oxford, 1994.
[17] Minagawa, M. and Wada, E., Stepwise enrichment of δ15N along food chains: further evidence and the relation between δ15N and animal age, Geochimica et cosmochimica acta, 1984.
[18] Müllera, A. and Mathesiusb, U., The palaeoenvironments of coastal lagoons in the southern Baltic Sea, I. The application of sedimentary Corg/N ratios as source indicators of organic matter, Palaeogeography, Palaeoclimatology, Palaeoecology, 1999.
[19] Peterson, B. J. and Fry, B., Stable isotopes in ecosystem studies, Annual review of ecology and systematics, 1987.
[20] Post, D. M., Using stable isotopes to estimate trophic position: models, methods, and assumptions, Ecology, 2002.
[21] Post, D. M., Layman, C. A., Arrington, D. A., Takimoto, G., Quattrochi, J. and Montana, C. G., Getting to the fat of the matter: models, methods and assumptions for dealing with lipids in stable isotope analyses, Oecologia, 2007.
[22] Syamin, A., The Diet of Two Species of Peanut worms (Soft Substrate, Sipunculus nudus) and (Hard Substrate, Antillesoma antillarum), 2015.
[23] Nguyễn Văn Thanh, Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của sá sùng (Sipunculus robustus Keferstein, 1865) tại vùng triều ven biển Cam Ranh - Khánh Hòa, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Nha Trang, Nha Trang, 2010.
[24] Tue, N. T., Hamaoka, H., Sogabe, A., Quy, T. D., Nhuan, M. T. and Omori, K., The application of δ13C and C/N ratios as indicators of organic carbon sources and paleoenvironmental change of the mangrove ecosystem from Ba Lat Estuary, Red River, Vietnam, Environmental Earth Sciences, 2011.
[25] Tue, N. T., Hamaoka, H., Sogabe, A., Quy, T. D., Nhuan, M. T. and Omori, K., Food sources of macro-invertebrates in an important mangrove ecosystem of Vietnam determined by dual stable isotope signatures, Journal of sea research, 2012.
[26] Ủy ban nhân dân xã Đồng Rui, Báo cáo thuyết minh kết quả kiểm kê đất đai, 2014.
[27] Van Santen, P., Augustinus, P., Janssen-Stelder, B., Quartel, S. and Tri, N., Sedimentation in an estuarine mangrove system, Journal of Asian Earth Sciences, 2007