Ứng dụng GIS và phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) thành lập bản đồ nguy cơ trượt lở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, Việt Nam
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt:Xín Mần là một huyện vùng cao phía tây của tỉnh Hà Giang, có địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, hiện tượng trượt lở xảy ra trên địa bàn rất phổ biến, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Bài báo sử dụng phương pháp tích hợp mô hình phân tích thứ bậc vào GIS để xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở tại huyện Xín Mần. Trong đó, 7 yếu tố có ảnh hưởng lớn tới hiện tượng trượt lở đã được phân tích bao gồm: độ dốc, loại đất, mật độ phân cắt sâu, thạch học, mật độ phân cắt ngang, hiện trạng sử dụng đất và hướng dốc địa hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các xã có nguy cơ xảy ra trượt lở cao và rất cao (chiếm trên 30% diện tích toàn xã) bao gồm Khuôn Lùng (46,1%), Cốc Rễ (36,24%), Quảng Nguyên (31,29%), Nàn Xỉn (30,52%), Ngán Chiên (42,39%), Trung Thịnh (31,21%), Bản Díu (45,91%) và Nà Chì (36,26%). Bản đồ nguy cơ trượt lở được xây dựng là một dữ liệu tin cậy cho công tác quy hoạch, phòng tránh và giảm thiểu tổn thương, thiệt hại do trượt lở ở huyện Xín Mần.
Từ khóa: AHP, GIS, chỉ số nhạy cảm trượt lở, bản đồ nguy cơ trượt lở.
References
[2] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang (2011), Báo cáo thuyết minh tổng hợp: Lập quy hoạch phận bố tài nguyên nước tỉnh Hà Giang đến năm 2020.
[3] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang. Báo cáo kết quả dự án: Điều tra, đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến lũ quét, lũ ỗng, trượt, sạt lở đất trên địa bàn các huyện Yên Minh, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình – tỉnh Hà Giang và xây dựng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, 2012.
[4] Saaty, T.L., The analytic hierarchy process. McGraw-Hill. New York, 1980.
[5] Saaty, T.L., The analytic hierarchy process - What it is and how it is used. Mathl Modelling, Vol. 9, No. 3-5, pp. 161-176, 1987.
[6] Saaty, T., Vargas, L.. Methods, Concepts and Applications of the Analytic Hierarchy Process. Kluwer Academic Publishers, Boston, 2001.
[7] Nguyễn Thám, Nguyễn Đăng Độ, Uông Đình Khanh (2012), “Xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất tỉnh quảng trị bằng phương pháp tích hợp mô hình phân tích thứ bậc (AHP) vào GIS”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, T. 74, S. 5 (2012).
[8] Mai Thành Tân (2012), “Nghiên cứu đánh giá tai biến trượt đất bằng tích hợp các phương pháp địa chất, địa mạo, mô hình trọng số tối ưu của GIS ở các lưu vực sông khu vực Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, đề xuất các giải pháp phòng tránh”, Viện Địa chất, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
[9] Trần Anh Tuấn, Ngyễn Tứ Dần (2012), “Nghiên cứu nhạy cảm và phân vùng nguy cơ trượt - lở đất khu vực hồ thủy điện Sơn La theo phương pháp phân tích cấp bậc Saaty”, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, T. 34, S. 3.