Ứng dụng mô hình MIKE 21FM đánh giá tác động của nước xả từ nhà máy nhiệt điện Thăng Long đến khu vực lấy nước
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Hiện nay có rất nhiều các nhà máy nhiệt điện đã và đang được xây dựng trên cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh có sẵn nguồn tài nguyên than đá như Quảng Ninh, Thái Bình hay Ninh Thuận. Việc nghiên cứu đánh giá lan truyền nhiệt cho các nhà máy là thực sự cần thiết do nhiệt độ của nước làm mát sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của nhà máy. Bài báo này thực hiện nghiên cứu đánh giá lan truyền nhiệt do tác động của nước xả của nhà máy nhiệt điện Thăng Long. Trong thiết kế của nhà máy [1, 2], đường ống xả nước nóng của nhà máy được đặt ở thượng lưu sông Mằn, trong khi đó cửa hút nước làm mát lại đặt ở hạ lưu sông Mằn – khu vực Vịnh Cửa Lục. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thực hiện tính toán và đánh giá tác động do lan truyền nhiệt bằng phương pháp mô hình hóa. Nhóm tác giả đã sử dụng bộ công cụ MIKE 21FM kết hợp với thực địa khảo sát đo đạc các yếu tố địa hình, thủy hải văn tại khu vực nghiên cứu. Với biên độ nhiệt chênh lệch giữa nước hút và nước xả nhỏ hơn 8oC được coi là bất lợi đối với hiệu suất của nhà máy, kết quả tính toán cho thấy dòng nước nóng xả ở thượng lưu sông Mằn đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới nhiệt độ nước tại vị trí cửa hút, đặc biệt vào mùa hè khi triều rút. Số lượng giờ nước tại vị trí cửa hút vượt ngưỡng trong tháng cao nhất là 153 giờ vào tháng VII.
Từ khóa: Mike 21FM, lan truyền nhiệt, nhiệt điện.
References
[1] Thang Long 2x300 MW thermal power plant project, 6/2014, Thang Long 2x300 MW thermal power plant project (Jetty part), Design description.
[2] Thang Long 2x300 MW thermal power plant project, 6/2015, Description of water supply and drainage part.
[3] Công ty cổ phần nhiệt điện Thăng Long, 5/2008, Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, dự án nhà máy nhiệt điện Thăng Long 2 x 300MW.
[4] Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, 2015, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Đánh giá tác động của nước xả làm mát nhà máy nhiệt điện Thăng Long đến khu vực cấp nước và đề xuất giải pháp”.
[5] DHI Water & Environment, 2005. Mike 21 Flow Model, Hydrodynamic ModuleScientific Documentation.
[6] DHI Water & Environment, 2005. Mike 21 Flow Model, Mud Transport ModuleScientific Documentation.
[7] Viện Tài nguyên & Môi trường biển, 2006, Xây dựng mô hình lan truyền chất ô nhiễm cho Vịnh Hạ Long – Vịnh Bái Tử Long, báo cáo tổng kết Dự án.
[8] Hoàng Thị Hằng Nga, 2013, Sử dụng mô hình Mike 21 đánh giá quá trình lan truyền nhiệt vùng cửa sông trà lý dưới ảnh hưởng của nhà máy nhiệt điện Thái bình 2, Luận văn Thạc sĩ, ĐH KHTN.
[9] Lê Hoàng Anh, 2013, Đánh giá ảnh hưởng từ dòng thải nước làm mát của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đến môi trường nước và sinh thái khu vực xung quanh, luận văn Thạc sĩ, ĐH Thủy lợi.
[10] Viện khoa học Khí tượng - Thủy văn và Môi trường, 2007, Mô phỏng quá trình lan truyền nhiệt của nước làm mát nhà máy nhiệt điện Ô Môn.
[11] Ngô Thi Nhịp, 2011, Ứng dụng mô hình toán nghiên cứu lan truyền nhiệt nước thải của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Luận văn thạc sĩ Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi.
[12] Nguyễn Văn Lai, Lê Đức Hậu, Nguyễn Quang Minh, Tính toán truyền nhiệt trên hệ thống sông Trà Lý- tỉnh Thái Bình khi trung tâm điện lực Thái Bình lấy nước làm mát, Trung tâm thủy văn ứng dụng và kỹ thuật môi trường.
[13] Phạm Văn Tiến, Lê Quốc Huy, Trần Duy Hiền, Khương Văn Hải, 2013, Ứng dụng mô hình Mike 3 tính toán lan truyền nhiệt trong nước biển khu vực nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường-Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường