Tính toán chế độ sóng và vận chuyển trầm tích dọc bờ trong vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Các bãi tắm phía bắc và nam của sông Cái của vịnh Nha Trang đã xảy ra quá trình xói trong những năm gần đây. Việc xác định chế độ thủy động lực và nguyên nhân gây xói cho các bãi tắm khu vực này hiện vẫn đang là bài toán mở và là đề tài cuốn hút nhiều nhà khoa học. Nghiên cứu này trình bày kết quả tính toán chế độ sóng trong 20 năm cho vịnh Nha Trang bằng mô hình phổ sóng dừng EBED và dòng vận chuyển trầm tích dọc bờ qua các mặt cắt theo phương pháp CERC cho các bãi tắm phía bắc và phía nam của sông Cái của vịnh. Kết quả tính toán cân bằng dòng vận chuyển dọc bờ cho thấy các khu vực có xu thế bồi xói và có thể tồn tại dòng rip (dòng ngang bờ). Các kết quả này có ý nghĩa tham khảo cho các nghiên cứu và tính toán về các quá trình ven bờ của vịnh Nha Trang.
Từ khóa: Bãi biển Nha Trang, CERC, sóng vỡ, vận chuyển dọc bờ, mô hình sóng EBED.
References
[1] V.C. Hữu và nnk. Đặc trưng trường sóng và diễn biến đường bờ bãi tắm khu vực Vịnh Nha Trang Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 3S (2015).
[2] Lê Đình Mầu, Nguyễn Văn Tuân, Phạm Thị Phương Thảo. Đặc điểm phân bố các đặc trưng sóng tại vịnh Nha Trang trong các trường gió mùa điển hình. TTNCB, tập XVII, 9-17, 2010.
[3] Đề tài Nghị định thư Việt-Pháp cấp nhà nước “Nghiên cứu chế độ thủy động lực và vận chuyển bùn cát vùng cửa sông và bờ biển vịnh Nha Trang – Khánh Hòa, 2013-2014”.
[4] Madsen P A, Murray R, Sorensen O R. 1991. A new form of the Boussinesq equations with improved linear dispersion characteristics. Coastal Engineering,15(4): 371(388).
[5] Mase H. 2001. Multi-directional random wave transformation model based on energy balance equation. Coastal Engineering Journal, 43(4): 317(337).
[6] Mase H, Oki K, Hedges T, et al. 2005. Extended energy balance equation wave model for multidirectional random wave transformation. Ocean Engineering, 32(8-9): 961(985).
[7] Nam, T.P., Larson, M., Hanson, H., and Hoan, L.X. (2009). A numerical model of nearshore waves, currents and sediment transport. Coastal Engineering 56(2009), 1084-1096.
[8] http://apps.ecmwf.int/datasets/data/interim-full-daily/levtype=sfc/.
[9] Larson, M., Hoan, L.X., and Hanson, H. (2010). A direct formula to compute wave height and angle at incipient breaking. Journal of Waterway, Port, Coastal, and Ocean Engineering, 136(2), 119-122.
[10] Shore Protection Manual, US Army Corps of Engineers, 1984.