Nghiên cứu xác định độ lỗ rỗng hữu hiệu và độ phân tán tầng chứa nước Pleistocen khu vực Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Main Article Content
Abstract
Thí nghiệm hiện trường hút nước và ép dung dịch muối được tiến hành nhằm xác định các thông số lan truyền chất ô nhiễm trong nước dưới đất tại khu vực tại khu vực Mộ Lao, quận Hà Đông, TP. Hà Nội nơi giữa tầng chứa nước Holocen và Pleistocen tồn tại cửa sổ địa chất thuỷ văn. Thí nghiệm được tiến hành với lưu lượng hút nước là 5l/s và lưu lượng ép dung dịch muối là 0,5l/s với nồng độ muối là 5g/l. Thời gian hút nước thí nghiệm là 170h, dung dịch muối bắt đầu được ép sau khi đã tiến hành hút nước được 8h và thời gian ép dung dịch muối là 12h. Phân tích xác định các thông số lan truyền chất ô nhiễm bằng số liệu thí nghiệm hiện trường là một bài toán khó khăn và phức tạp do điều kiện thí nghiệm không cho lời giải giải tích. Kết quả thí nghiệm cho thấy mặc dù thời gian ép dung dịch muối kéo dài tới 12h, đường nồng độ muối tại lỗ khoan hút nước vẫn có dạng hình chuông đặc trưng cho ép dung dịch muối chỉ trong một thời gian rất ngắn. Kết quả xác định thông số dựa trên nguyên tắc tổng hiệu bình phương bé nhất giữa nồng độ muối quan trắc và nồng độ muối tính theo mô hình cho giá trị độ lỗ rỗng hữu hiệu bằng 0,280 và độ phân tán dọc bằng 0,64m (cho hệ số phân tán thuỷ động lực từ D»22m2/ngày sát mép lỗ khoan hút nước tới D»3m2/ngày sát mép lỗ khoan ép dung dịch chất chỉ thị), ứng với tổng hiệu bình phương trung bình bé nhất là 0,0047, tức là sai số trung bình giữa nồng độ muối quan trắc và mô hình là 0,068g/l với nồng độ tương đối lớn nhất là 1g/l. Kết quả cũng cho thấy theo mô hình một chiều thì nồng độ muối tại mép lỗ khoan hút nước lớn gấp khoảng 4 lần nồng độ muối trong lỗ khoan.
References
[2] Lê Văn Hiển, Bùi Học, Đặng Hữu Ơn và nnk, 2000. Nước dưới đất Đồng bằng Bắc Bộ. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
[3] Triệu Đức Huy (chủ nhiệm Dự án), 2015. Dự án "Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn (Phạm vi: Đô thị Hà Nội)". Liên đoàn tâm Điều tra và Quy hoạch Tài nguyên Nước Miền Bắc - Trung tâm Điều tra và Quy hoạch Tài nguyên Nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
[4] Fetter C.W., 2001. Applied Hydrogeology. Prentice Hall Inc. New Jersey 07458.
[5] Bear J. and Verruijt A., 1987. Modeling groundwater flow and pollution, D. Reidel Publishing Company, Dordrecht, Holand. 414pp.
[6] Ghislain de Marsily, 1987. Quantitative hydrogeology - groundwater hydrology for engineers. Academic Press. 440pp.
[7] Bear J., 1972. Dynamics of Fluids in Porous Media. Courier Corporation. 764pp.
[8] Nguyễn Văn Hoàng, 2016. Giáo trình "Mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường nước". Nhà xuất bản Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 202 trang.
[9] Huyakorn, P.S., and G. F. Pinder: 1983, Computational Methods in Subsurface Flow. Academic Press, New York, 473 pp.
[10] Nguyễn Văn Hoàng (chủ nhiệm đề tài) (2014-2016). "Nghiên cứu xây dựng phần mềm mô hình phần tử hữu hạn mô phỏng chuyển động và lan truyền các chất ô nhiễm và nhiễm mặn trong môi trường nước dưới đất-ứng dụng cho khu vực ven biển miền Trung" mã số ĐT.NCCB-ĐHƯD.2012-G/04.
[11] Vitaly A. Zlotnik and John David Logan, 1996. Boundary Conditions for Convergent Radial Tracer Tests and Effect of Well Bore Mixing Volume. Papers in the Earth and Atmospheric Sciences. Paper 159.
[12] Drost, W., D. Klotz, A. Koch, H. Moser, F. Neumaier, and W. Rauert, 1968. Point dilution methods of investigating ground water flow by means of radioisotopes. Water Resour. Res., 4(1) 125-146.
[13] Nguyễn Văn Chuyên, 2016. Báo cáo chuyên: phân tích tính toán các thông số địa chất thuỷ văn theo số liệu thí nghiệm hút nước thí nghiệm chùm tại Mỗ Lao-Hà Đông-Hà Nội. Dự án "Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn (Phạm vi: Đô thị Hà Nội)". Trung tâm Điều tra và Quy hoạch Tài nguyên Nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường.