Ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch Tây Nguyên
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch vùng Tây Nguyên được thực hiện trên cơ sở ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) và GIS. Kết quả đánh giá tổng hợp là cơ sở quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển du lịch phù hợp cho từng khu vực của Tây Nguyên. Có 13 tiêu chí đã được lựa chọn để đánh giá tổng hợp, thể hiện 2 nhóm tiềm năng nội lực và ngoại lực. Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) được áp dụng để xác định trọng số các chỉ tiêu đánh giá. Tiếp đó, phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (Multi-criteria analysis) và công nghệ GIS đã được sử dụng cho đánh giá tiềm năng phát triển du lịch dưới dạng điểm và dạng diện. Kết quả đánh giá tổng hợp cho thấy Tây Nguyên có tiềm năng du lịch nội lực rất cao, nhưng tiềm năng ngoại lực còn thấp. Để phát triển du lịch vùng Tây Nguyên, cần đẩy mạnh đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và tăng cường liên kết với các điểm du lịch phụ cận để tăng tính hấp dẫn và đa dạng của các loại hình du lịch.
References
[2] Dwyer, L. and C. W. Kim (2003). "Destination competitiveness: A model and indicators." Current Issues in Tourism 6(5): 369 - 414.
[3] Huần, N. C. (2005). Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh kế sinh thái). Hà Nội, Nhà xuất bản ĐHQGHN.
[4] Saaty, T. L. (1990). "How to make a decision: The Analytic Hierarchy Process." European Journal of Operational Research 48: 9-26.
[5] Huang, H.-C. and C.-C. Ho (2013). "Applying the Fuzzy Analytic Hierarchy Process to Consumer Decision-Making Regarding Home Stays." International Journal of Advancements in Computing Technology (IJACT) 5(4).
[6] Lợi, Đ. D. (1992). Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch. Luận án Tiến sĩ Địa lý, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[7] Tin, L. V. (2000). Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ du lịch. Luận án tiến sĩ Địa lý, Đại học sư phạm Hà Nội.
[8] Hải, N. T. (2002). Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội. Luận án Tiến sĩ Địa lý, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
[9] Chinh, N. T. (1995). Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm tuyến du lịch Nghệ An. Luận án tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[10] Hải, T. Q. and N. T. Hải (2006). Kinh tế môi trường, NXB ĐHQGHN.
[11] Lan, L. C. (2015). Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Tiến sĩ, Đại học khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.
[12] Yu Tao-fang, G. C.-l., Wang Hong, Duan Xue-jun, Yi Xiao-feng (2002). "The evaluation and analysis of the tourism resources in Jilin province." Chinese Geographical Science 12(2): 186-192.