Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cadimi (Cd ) và chì (Pb) trong đất đến khả năng sinh trưởng và hấp thu Cd, Pb của cây lu lu đực (Solanum nigrum L.)
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng cadimi (Cd) và chì (Pb) trong đất đến khả năng sinh trưởng và hấp thu các kim loại này của cây lu lu đực (Solanum nigrum L.) đồng thời xác định được khả năng loại bỏ chúng ra khỏi đất chuyên canh rau sau 3 tháng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây lu lu đực sinh trưởng và phát triển được trong môi trường đất canh tác bị ô nhiễm Cd và Pb. Với hàm lượng Cd trong đất khoảng 50mg/kg, sinh khối của cây đạt 22,30 ± 2,11g/cây, hàm lượng Cd tích lũy trong phần thân lá là 152,52 ± 10,33 mg/kg, trong rễ là 745,45 ± 11,14 mg/kg và khả năng loại bỏ Cd ra khỏi đất của cây cao nhất, đạt 5,21 mg/cây. Hàm lượng Pb trong đất khoảng 3000 mg/kg, khả năng tích lũy Pb trong thân và rễ cao nhất, tương ứng là 311,27 ± 5,56 mg/kg và 1902,73 ± 10,35 mg/kg. Khi hàm lượng Pb trong đất khoảng 1500 mg /kg thì sinh khối của cây tương đối lớn, đạt 29,73 ± 3,15g/cây, hàm lượng Pb trong thân lá là 278,54 ± 6,14 mg/kg, trong rễ là 1255,37 ± 7,36 mg/kg và khả năng loại bỏ Pb ra khỏi đất của cây là cao nhất, cụ thể đạt 12,01 mg/cây.
References
[2] Rufus L Chaney, Minnie Malik, Yin M Li, Sally L Brown, Eric P Brewer, J Scott Angle, Alan JM Baker. (1997). “Phytoremediation of soil metal”, Current Opinion in Biotechnology, 8(3): 279-84.
[3] Chen Tongbin, Wei Chaoyang, Huang Zechun, Huang Qifei, Lu Quanguo, Fan Zilian (2002). “Arsenic hyperaccumulator Pteris vittata L. and its arsenic accumulation”, Chinese Science Bulletin 47(11): 902-5.
[4] Varsha M., Nidhi M. and Anurag M. (2010). Heavy metals in plants: phytoremediation: Plants used to remediate heavy metal pollution. Agric. Biol. J. N. Am., 1(1): 40-46.
[5] Đặng Xuyến Như và CS. (2003). Nghiên cứu xác định một số giải pháp sinh học (thực vật và vi sinh vật) để xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải ở Thái Nguyên.2002-2003. Đề tài cấp Bộ