Van Huu Tap, Ngo Tra Mai

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Môi trường làng nghề miến Việt Cường đang là đối tượng cần được quan tâm, bảo vệ bởi những tác động từ hoạt động sản xuất. Nguyên nhân sâu xa là do chưa có hệ thống xử lý chất thải, chưa áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH). Trong bài báo này, 13 giải pháp SXSH được lựa chọn và đánh giá tính khả thi về kinh tế, môi trường và kỹ thuật. Kết quả cho thấy, đa số các giải pháp đều có tính khả thi cao về môi trường; trong đó trải bạt để thu hồi bột tái sử dụng có hiệu quả kinh tế lớn nhất (tiết kiệm được 33.600.000 đồng/năm); sử dụng máy tắt bộ dung động lực và sử dụng hệ thống cắt tự động có tính khả thi môi trường thấp. Các giải pháp xây dựng hệ thống ống khói cao, sử dụng máy khử mùi ozon… được đánh giá là khó thực hiện và có hiệu quả kinh tế thấp. Kết quả đã lựa chọn được 6 giải pháp ưu tiên thực hiện đối với làng nghề gồm: thu hồi và lọc lại bột, cẩn thận hơn khi đổ bột, vét bột kỹ hơn, thu gom bột rơi vãi, thu gom chất thải rắn.


 

Keywords: Từ khóa: Bảo vệ môi trường, sản xuất miến, sản xuất sạch hơn.

References

[1] Nguyễn Kim Thanh, Một số vấn đề sản xuất sạch hơn hướng tới công nghiệp sinh thái, Nội san Khoa học và đào tạo - Trường Đại học Văn Lang. 2. (2004).
[2] Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Văn Huân, Sản xuất sạch hơn – Hướng đi mới trong phát triển công nghiệp tại Thái Nguyên theo quan điểm phát triển bền vững, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học học Thái Nguyên, 87 (11) 169-173.
[3] Nguyễn Thị Lý, Đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ - Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, 2012.
[4] Ong T. S., Thum C. H., Net present value and payback period for building integrated photovoltaic projects in Malaysia, International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 3 (2013) 153-171.