Tạ Hòa Phương, Nguyễn Hiệu

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Hang Sơn Đoòng dài 8.573m, nơi cao nhất: 195m, rộng nhất: 150m, được công nhận là hang karst lớn nhất thế giới. Đây không chỉ là hang có kích thước khổng lồ mà còn hàm chứa nhiều đặc điểm địa chất lý thú: có 2 hố sụt lớn với độ sâu khoảng 300m, nơi ánh sáng trời có thể rọi xuống đủ để phát triển cả khu rừng nhiệt đới dưới đáy hang. Có các thành tạo travertin lớn, hình thành nên các măng đá, chuông đá, nhũ dòng, nhũ viền v.v... Đặc biệt trong nhiều ngăn nhũ viền có chứa rất nhiều ngọc động đẹp. Ngoài ra, các thành tạo phytokarst, biokarst có mặt ở nơi đây cũng là lần đầu tiên được phát hiện trong hang động ở Việt Nam. Hang Sơn Đoòng không chỉ chứa nhiều nhóm hóa thạch quý (San hô bốn tia, Huệ biển, Thú...) cần được nghiên cứu, mà cũng là nơi một số động vật thích nghi với cuộc sống trong bóng tối vĩnh cửu, tiêu biểu là đại diện của các nhóm Apterygota và Myriapoda.


Hang Sơn Đoòng có ý nghĩa lớn đối với nghiên cứu khoa học. Hang karst này cũng phù hợp với loại hình khai thác du lịch mạo hiểm. Rất nhiều cấu trúc tinh tế và hiếm có trong hang thuộc loại dễ bị tổn thương, do vậy cần có những giải pháp hữu hiệu để có thể bảo vệ lâu dài hang Sơn Đoòng - di sản địa chất tiêu biểu của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Keywords: Từ khóa: Hang Sơn Đoòng, hố sụt, phytokarst, ngọc động, Phong Nha- Kẻ Bàng.

References

[1] Trần Nghi, Đặng Văn Bào, Lê Huy Cường, Nguyễn Quang Mỹ, Nguyễn Quốc Dựng, Phan Duy Ngà, Tạ Hòa Phương, Vũ Văn Dũng, Vũ Văn Phái, 2004, 2004. Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, Việt Nam. Cuc Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. 202 tr. Hà Nội.
[2] Howard Limbert, Debora Limbert, Nguyễn Quang Mỹ, Vũ Văn Phái, Nguyễn Hiệu, Đặng Văn Bào, 2012. Caves sytems in Phong Nha - Ke Bang area: Mysterious hidden world and the problems of exploitation and use. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư: “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững”, 11/2012, tr. 321-350.
[3] Vũ Khúc, Phạm Quỳnh Anh, Lê Hùng và nnk., 1984. Hóa thạch đặc trưng ở Miền Nam Việt Nam. Tổng cục Địa chất xuất bản, 288 tr. Hà Nội.
[4] Nguyễn Văn Liêm, 1978. Về hệ Carbon ở Miền Bắc Việt Nam. TC Sinh vật–Địa học, 16/3: 78-85.