Ha Nguyen Thi

Main Article Content

Abstract

Bưởi là loại cây được trồng và tiêu thụ khá phổ biến ở Việt Nam. Trong quá trình tiêu thụ và chế biến đã thải ra một lượng lớn vỏ bưởi (ước tính lượng vỏ bưởi thải chiếm 25-30% theo khối lượng). Tuy nhiên vỏ bưởi hiện chưa được tận dụng và xử lý hiệu quả gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên do vỏ bưởi có chứa khoảng 30% pectin (theo khối lượng khô). Đa có các nhóm nghiên cứu tách chiết pectin để sử dụng trong chế biến thực phẩm, dược phẩm,... Nghiên cứu này đã xác định điều kiện tối ưu quá trình tách chiết pectin từ vỏ bưởi với việc khảo sát ảnh hưởng của pH, tỷ lệ dung môi chiết, nhiệt độ và thời gian ngâm chiết đến hiệu quả quá trình. Pectin tách chiết được sử dụng như chất trợ keo tụ sinh học kết hợp với PAC để xử lý TSS, COD trong nước thải. Kết quả nghiên cứu cho thấy: ở nhiệt độ 70-800C và thời gian ngâm chiết 60 phút, pH = 2, tỉ lệ dung môi chiết 75 ml/2,5 g vỏ bưởi khô, hiệu quả tách chiết pectin đạt cao nhất, khoảng 26,36 %; hiệu quả xử lý TSS và COD khi sử dụng pectin kết hợp với chất keo tụ PAC là khá cao, đạt tương ứng 91,5 và 65 %. Các nghiên cứu tiếp theo sẽ đánh giá đầy đủ hơn khả năng tách chiết và tận dụng pectin làm chất trợ keo tụ sinh học, đồng thời nghiên cứu ứng dụng pectin để xử lý kim loại nặng như Fe, Cr,... trong nước thải.

Keywords: vỏ bưởi, pectin, chất trợ keo tụ sinh học, xử lý nước thải, TSS, COD