Đặc điểm địa mạo dải ven biển Sóc Trăng - Cà Mau (từ cửa Định An đến cửa Tiểu Dừa)
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Dựa trên các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tập thể tác giả đã đi sâu phân tích đặc điểm địa mạo dải ven biển Sóc Trăng-Cà Mau (từ cửa Định An đến cửa Tiểu Dừa). Các đơn vị địa mạo được phân chia theo nguyên tắc hình thái-nguồn gốc-động lực, trong mối liên hệ của chúng với thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật và hiện trạng khai thác sử dụng. Đã phân tích được diễn biến xói lở-bồi tụ bờ biển khu vực nghiên cứu từ năm 1965 đến nay dựa trên tư liệu viễn thám và kết quả khảo sát thực địa. Bên cạnh đó, mô hình Mike-21 bằng phương pháp phần tử hữu hạn đã được sử dụng để mô phỏng các nhân tố động lực, lan truyền trầm tích và tính toán biến đổi địa hình đáy biển. Có thể nói, bài báo này là những kết quả bước đầu của một hướng đi hết sức có ý nghĩa trong nghiên cứu địa mạo hiện đại, đó là hướng địa mạo động lực với các nghiên cứu có tính định lượng.
Từ khóa: Địa mạo, biến động bờ biển, lan truyền trầm tích, xói lở, bồi tụ, đường bờ.
References
[2] Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.
[3] Nguyễn Cảnh Toàn, Học cách sáng tạo. Nhà xuất bản lao động, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2006.
[4] Chorley R.J., Geomorphology and general systems theory. In “Theoretical papers in the hydrologic and geomorphic science”. US Govenment Printing Office, Washington, pp. B1-B10, 1962.
[5] Lưu Thành Trung và nnk, Nghiên cứu địa mạo và một số tai biến địa chất liên quan ở đới bờ biển Sóc Trăng - Cà Mau. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cơ sở, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, 150 trang, 2013.
[6] Vu Van Phai, Actual situation of the erosion and accretion on the coast of Vietnam. Journal of Science (Geography), VNU, Hanoi, pp. 67-71, 1996.
[7] Văn phòng Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo nghiên cứu về vận chuyển bùn cát/phù sa và dự báo hình thái dòng chính sông Mê Kông để đề xuất định hướng nghiên cứu về bùn cát, sạt lở đối với hạ du sông Mê Kông và đồng bằng Sông Cửu Long. Lưu trữ Bộ Tài nguyên và Môi trường, 358 trang.