Đặng Văn Bào, Đặng Kinh Bắc, Phạm Thị Phương Nga, Nguyễn Thị Phương

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Biến đổi lòng sông là đặc trưng cơ bản, có tính quy luật và phổ biến của hệ thống sông, đặc biệt là các sông ở đồng bằng châu thổ. Dấu vết điển hình của biến đổi lòng sông là hồ móng ngựa và các dải địa hình thấp trũng, được cấu tạo bởi trầm tích tướng lòng sông với cấu tạo hạt thô ở dưới, phần trên là các lớp hạt mịn xen các thấu kính than bùn. Trên các lòng sông cổ đó thường tiềm ẩn tai biến sụt lún đất và ngập lụt.

Tại thành phố Hà Nội đã xác định được 3 thế hệ lòng sông cổ: thế hệ lòng sông cổ tuổi cuối Pleistocen phân bố ở phía bắc sông Hồng (Mê Linh, Đông Anh); thế hệ lòng sông cổ đầu Holocen phân bố ở phía tây sông Đáy (huyện Thạch Thất) và thế hệ lòng sông cổ Holocen muộn khá phổ biến, điển hình là dọc sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch và hệ thống hồ nước như hồ Tây, hồ Yên Sở,...

Ngoài các vùng đất liên quan với biến động lòng sông trong Pleistocen, nay là thềm sông nổi cao ở Mê Linh và Đông Anh, các vùng đất còn sót lại sau quá trình biến động lòng sông vào Holocen muộn như Hoài Đức, Trung Hòa, Xuân Đỉnh, Hoàng thành Thăng Long là các khu vực có điều kiện địa hình cao, cấu tạo bởi trầm tích sét long lổ hệ tầng Vĩnh Phúc tuổi Pleistocen, cần được khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Từ khoá: Biến đổi lòng sông, hồ móng ngựa, lòng sông cổ, tai biến, Hà Nội

References

[1] Đặng Văn Bào, Đào Đình Bắc, Nguyễn Hiệu, Đặng Kinh Bắc, Nghiên cứu địa mạo cho quy hoạch mở rộng đô thị Hà Nội về phía tây, Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hội thảo khoa học quốc tế Địa lý Đông Nam Á lần thứ X, Hà Nội, 23-26/11/2010; NxB Đại học Sư phạm; 2010. Tr. 132-139.
[2] Nguyễn Hiệu, Đặng Văn Bào, Đặng Kinh Bắc, Ứng dụng viễn thám – GIS kết hợp các dấu hiệu địa mạo trong xác định các lòng sông cổ khu vực phía Tây thành phố Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc năm 2011, NXB Nông nghiệp, 2011. Trg158-165.
[3] Ban chỉ đạo Điều tra cơ bản tổng hợp thành phố Hà Nội, Atlas Hà Nội. 198429 trang.
[4] [4] Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, Nguyễn Thanh Lan, Nguồn gốc và tiến hóa môi trường địa chất của Hồ Tây trong mối quan hệ với hoạt động của sông Hồng. Tạp chí Các khoa học về Trái Đất, Vol4, No24, 2002.
[5] Vũ Nhật Thắng (Chủ biên) và nnk.,. Địa chất và tài nguyên khoáng sản thành phố Hà Nội. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 2003, 293 trg.
[6] Đào Đình Bắc, Đặng Văn Bào, Đặc điểm địa mạo, hệ thống lòng sông cổ khu vực thủ đô và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển của kinh đô Thăng Long - Hà Nội; Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội Văn hiến, Anh hùng, vì Hòa bình”, NxB ĐHQGHN, Hà Nội, 2010, Tr. 981-994.
[7] Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, Nguồn gốc và lịch sử tiến hóa hồ Hoàn Kiếm. Tạp chí Khảo cổ học, số 4/2000, Hà Nội, 2000.
[8] Vũ Văn Phái (chủ biên) và nnk. Hà Nội: Địa chất, địa mạo và tài nguyên liên quan. NxB Hà Nội, Hà Nôi, 2011.