Ba cách xác định từ và hình vị tiếng Việt
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Trong ngôn ngữ học đại cương có ba quan niệm khác nhau về hình vị. Nếu như Nguyễn Tài Cẩn dựa vào tiêu chuẩn “độc lập/không độc lập” phân biệt tiếng độc lập với tiếng không độc lập và chỉ coi là từ những tiếng độc lập thì Cao Xuân Hạo dường như coi mỗi tiếng là một từ. Với Cao Xuân Hạo, âm tiết trùng với hình vị và trùng cả với từ. Đi xa hơn nữa, Cao Xuân Hạo còn coi mỗi tiếng là một âm vị. Đứng trên quan điểm toàn diện, nghĩa là căn cứ vào nhiều mặt khác của từ: mặt ngữ âm, mặt chính tả, mặt ngữ pháp, mặt ngữ nghĩa, Nguyễn Thiện Giáp xác định từ tiếng Việt là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất, có tính hoàn chỉnh và khả năng tách biệt khỏi các đơn vị khác; nó có hình thức một âm tiết, một chữ viết liền. Nếu quan niệm hình vị là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất của ngôn ngữ thì từ tiếng Việt trùng với hình vị, và như vậy cũng có thể nói từ tiếng Việt trùng với hình vị và âm tiết. Tuy nhiên không phải âm tiết nào cũng là từ và hình vị. Những âm tiết vô nghĩa không thể được coi là từ, càng không thể được coi là hình vị. Đó là điểm khác biệt giữa Nguyễn Thiện Giáp với Nguyễn Tài Cẩn và Cao Xuân Hạo.
Từ khóa: Âm vị, hình vị, tiếng, hình tiết, từ, từ ghép, ngữ, đoản ngữ, tự do, ràng buộc.