PHƯƠNG THỨC GIAO TIẾP VỚI ĐỘC GIẢ CỦA CÁC BÀI BÌNH LUẬN BÁO CHÍ VỀ “HỒ SƠ PANAMA” TỪ GÓC NHÌN CỦA THUYẾT ĐÁNH GIÁ
Main Article Content
Abstract
Việc sử dụng các nguồn ngôn liệu của Thuyết đánh giá để phân tích các nét nghĩa liên nhân của một diễn ngôn đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là của các diễn ngôn báo chí. Bài viết này chọn nguồn tham thoại để nghiên cứu vị trí người viết bình luận tin chọn cho mình và cách thức họ tương tác với độc giả dựa trên 30 bài viết về “Hồ sơ Panama”. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa nguồn xuất hiện nhiều hơn đơn nguồn và đa nguồn mở rộng được ưu tiên hơn đa nguồn hạn định trong thể loại này. Kết luận này cho thấy mức độ giao tiếp cao giữa người viết và độc giả. Với hai yếu tố đa nguồn hạn định và đa nguồn mở rộng, người bình tin đã tạo sự an toàn bằng việc sử dụng các nguồn ngôn liệu đánh giá từ các nguồn khác nhiều hơn từ chính bản thân, hoặc tạo cơ hội cho người đọc tự đánh giá sự kiện.